Zero day Attack là gì? Hướng dẫn phòng tránh tấn công Zero day

Zero day Attack là gì? Tấn công này có khả năng gây ra những tổn thất nghiêm trọng đối với những dự án cùng với người dùng tại thị trường tiền điện tử. Vậy cách thức hoạt động của Zero day Attack là gì? Có biện pháp nào để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa cuộc tấn công này xảy ra hay không? Cùng theo dõi bài viết sau của traderforex để có thêm nhiều thông tin cần thiết hơn nhé.

Zero day Attack là gì?

Zero day Attack là gì? Đây là một thuật ngữ dùng để nói đến việc tấn công mạng với mục đích lợi dụng những lỗ hổng bảo mật của hệ thống hoặc phần mềm mà chưa được phát hiện.

Lý do cuộc tấn công này được gọi là Zero day là vì nó diễn ra trước khi nhà cung cấp phần mềm nhận diện và khắc phục vấn đề, nhà cung cấp không có thời gian để kịp thời đưa ra biện pháp phòng vệ trước khi cuộc tấn công diễn ra.

Tại thị trường tiền điện tử, Zero-day Attack có thể diễn ra tại smart contract (hợp đồng thông minh), Wallet (phần mềm ví), các nền tảng giao dịch, cơ chế đồng thuận của chuỗi khối, dApp,…với mục đích đánh cắp tài sản tiền mã hóa của người dùng cùng với các dự án.

Khái niệm về Zero day Attack trong thị trường crypto hiện nay
Khái niệm về Zero day Attack trong thị trường crypto hiện nay

Sự khác biệt giữa tấn công Zero day, Exploit và Vulnerability

Zero day thường xuất hiện kèm theo những thuật ngữ như Zero Day Vulnerability, Zero day Attack, Zero Day Exploit, mỗi thuật ngừ đều sẽ có ý nghĩa riêng biệt:

  • Zero Day Vulnerability (Lỗ hổng Zero day): Những lỗi trong phần mềm bị kẻ tấn công lợi dụng trước khi nhà cung cấp phát hiện. Do đó, nhà cung cấp không có sẵn những biện pháp khắc phục những lỗ hổng này và làm cho quá trình tấn công Zero trở nên dễ dàng hơn.
  • Zero day Attack (Tấn công Zero day): Tấn công sử dụng lỗ hổng 0 ngày nhằm đánh cắp dữ liệu hoặc phá hoại hệ thống.
  • Zero Day Exploit (Khai thác Zero day): Đây là cách thức những kẻ tấn công sử dụng để xâm nhập những hệ thống có lỗ hổng zero day.
Các điểm khác nhau giữa Zero day Exploit, Vulnerability và tấn công Zero day là gì?
Các điểm khác nhau giữa Zero day Exploit, Vulnerability và tấn công Zero day là gì?

Quá trình Zero day Attack diễn ra như thế nào?

Quá trình Zero-day Attack sẽ trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu

Phát hiện lỗ hổng: Những tin tặc sẽ tìm ra được những lỗ hổng đang tồn tại trong hệ thống hoặc phần mềm mục tiêu nhắm đến. Lỗi này có thể tồn tại trong tất cả phần của hệ thống chẳng hạn như hệ điều hành, ứng dụng, trình duyệt, và các thành phần khác.

Giai đoạn 2

Xây dựng mã để lợi dụng lỗ hổng: Trước hết, kẻ tấn công sẽ xây dựng một mã tấn công (exploit code) để tận dụng lỗ hổng đó. Kẻ này có thể dùng nhiều biện pháp hoặc những loại phần mềm gây hại (malware) để chiếm lấy quyền truy cập vào hệ thống cũng như phần mềm của người dùng, chẳng hạn như:

  • Social Engineering (Tấn công phi kỹ thuật): Đây là cách thức lợi dụng sự bất cẩn và tin tưởng quá mức của người dùng, khai thác tâm lý người dùng để chiếm đoạt thông tin và xâm nhập vào hệ thống.
  • Spyware: Đây là phần mềm độc hại hoạt động lén lút, được thiết kế để giám sát và ghi lại các hành động của người dùng trên thiết bị, đồng thời thu thập dữ liệu riêng của người dùng.
  • Phishing attack (Tấn công giả mạo): Với hình thức này, những Hacker sẽ mạo danh những tổ chức hoặc cá nhân đáng tin cậy để lừa đảo và chiếm đoạt thông tin cá nhân cùng với tài khoản ngân hàng của người dùng…. Một số phương pháp mạo danh mà những kẻ tấn công này thường sử dụng như giả mạo extension, website, email/voice chat, ứng dụng, DNS,…
  • Ransomware (Phần mềm độc hại): Sử dụng những phần mềm độc hại để tấn công vào hệ thống hoặc thiết bị của người dùng và kiểm soát mã hóa những thông tin bên trong, tiếp theo phần mềm độc hại này sẽ làm hỏng những dữ liện khiến chúng không thể truy cập và ngăn người dùng sử dụng chúng.
Quá trình diễn ra tấn công Zero day Attack sẽ trải qua 3 giai đoạn chính
Quá trình diễn ra tấn công Zero day Attack sẽ trải qua 3 giai đoạn chính

Giai đoạn 3

Tấn công: Khi đã xâm nhập thành công vào hệ thống, những kẻ này sẽ bắt đầu tấn công, chiếm đoạt tài sản hoặc những thông tin quan trọng của người dùng.

Như đã nói trên, những lỗ hổng bị Hacker lợi dùng thường chưa được phát hiện trước và chưa có biện pháp khắc phục, chính vì thế tấn công Zero day diễn ra khá thành công gây ra mức tổn thất đáng kể cho đến lúc nhà cung cấp phần mềm đưa ra biện pháp khắc phục và ngăn chặn nó.

Cách thức Zero day Attack diễn ra trong thị trường như thế nào?
Cách thức Zero day Attack diễn ra trong thị trường như thế nào?

Một vài sự kiện Zero day Attack nổi bật tại thị trường tiền điện tử

Trong quá khứ đã từng diễn ra nhiều sự kiện Zero day Attack trong lĩnh vực Blockchain cùng với Crypto, một vài sự kiện nổi bật như:

Ví MyEtherWallet

Vụ tấn công này xảy ra vào tháng 4 năm 2018, khi Hacker tận dụng một lỗ hổng trong website của MyEtherWallet, giúp kẻ tấn công nắm được quyền truy cập, từ đó tiến hành điều chỉnh số dư của một số địa chỉ ví nhất định, điều này khiến cho việc chuyển tiền vào tài khoản ví của chúng và gây tổn thất một số lượng ETH đáng kể lên đến 150,000 USD.

Kẻ tấn công MyEtherWallet (4/2018) lợi dụng lỗi web, chiếm đoạt 150,000 USD ETH
Kẻ tấn công MyEtherWallet (4/2018) lợi dụng lỗi web, chiếm đoạt 150,000 USD ETH

KuCoin

Vụ tấn công xảy ra vào tháng 9 năm 2020 khi mà nền tảng giao dịch có quy mô đứng thứ 8 trên thị trường Crypto đã thiệt hại hơn 285 triệu USD. Cụ thể, kẻ tấn công đã khai thác lỗi trong hệ thống bảo mật của sàn KuCoin, sau khi lợi dụng, những kẻ này đã di chuyển một lượng lớn tài sản như ETH và BTC đến địa chỉ ví khác. Theo những thông tin được phía đại diện nền tảng giao dịch chia sẻ lại, KuCoin đã liên kết với những đối tác của mình để lấy lại 78% tài sản (tương đương với khoảng 222 triệu USD) cùng với phần còn lại đang được bên phía cơ quan chức năng nỗ lực thu hồi lại thông qua những biện pháp, thủ tục chuyên môn.

KuCoin đã từng xảy ra cuộc tấn công Zero day (thiệt hại 285 triệu USD) tại thị trường Crypto
KuCoin đã từng xảy ra cuộc tấn công Zero day (thiệt hại 285 triệu USD) tại thị trường Crypto

FTX

Thời điểm cuối năm 2022, nền tảng giao dịch có nhiều tranh cãi nhất thị trường Crypto là FTX đã bị phát hiện chuyển ra ngoài nền tảng một khối lượng lớn tài sản tiền điện tử. Một thời gian ngắn sau, Telegram đã đưa ra thông báo trên kênh của mình với nội dung sàn giao dịch này đã bị tấn công và chỉ dẫn người dùng gỡ bỏ ứng dụng, không cài đặt và ngừng sử dụng trang web của công ty. Vị cố vấn trưởng của FTX là Ryne Miller cũng đưa ra thông báo bổ sung về sự việc này, theo một số thông tin uy tín, nền tảng giao dịch của Sam Bankman-Fried đã tổn thất 415 triệu USD.

>> Xem thêm: FTX phá sản – Điều gì đã xảy ra khiến ftx lao dốc không phanh?

FTX bị hack cuối 2022, mất 415 triệu USD, cảnh báo người dùng xóa app và ngừng truy cập
FTX bị hack cuối 2022, mất 415 triệu USD, cảnh báo người dùng xóa app và ngừng truy cập

Parity 

Vào tháng 7 năm 2023, nền tảng Smart Contract là Parity đã bị kẻ xấu xâm nhập qua lỗ hổng để tấn công vào những Multisig Wallet chứa mã ETH, tổn thất tài sản với giá trị hơn 30 triệu USD. Lỗ hổng này giúp những kẻ xấu tiến hành những giao dịch từ bất kỳ Multisig Wallet nào có tại Parity mà không cần chủ sở hữu cấp phép, khiến cho thất thoát tài sản.

Curve Finance

Vào tháng 7 năm 2023, những kẻ xấu đã khai thác Bug chưa được phát hiện tại phiên bản 0.2.15, 0.2.16 và 0.3.0 của ngôn ngữ lập trình Vyper để nhắm vào những dự án thực hiện Smart Contract được tạo dựng tại những phiên bản này, bao gồm cả Curve Finance. Kẻ tấn công đã tiến hành Zero day Attack tại Curve Finance và đánh cắp 52 triệu USD tại những pool stablecoin của giao thức.

Curve Finance tháng 7/2023 bị hacker tận dụng lỗi Vyper, chiếm đoạt 52 triệu USD từ pool stablecoin
Curve Finance tháng 7/2023 bị hacker tận dụng lỗi Vyper, chiếm đoạt 52 triệu USD từ pool stablecoin

Kyber Network

Vào ngày 23 tháng 11 năm 2023, những hồ thanh khoản Elastic của nền tảng DEX KyberSwap bị xâm nhập và rút đi một khối lượng lớn tài sản tiền điện tử khoảng 47 triệu USD (tương đương với hơn 1,000 tỷ VNĐ). Một loạt những hồ thành khoản mà nền tảng DEX KyberSwap cung cấp như: Polygon, Ethereum, Optimism, Arbitrum, Base tất cả đều bị nhóm hacker này tấn công.

Su 7 ngày đàm phán, kẻ tấn công đã đưa ra điều kiện yêu cầu toàn quyền kiểm soát KyberDAO cùng với Kyber Network, ngoài ra còn yêu cầu tất cả những tài liệu, tài sản off-chain và on-chain. Thay vào đó, kẻ tấn công ngỏ ý sẽ mua lại công ty với giá trị hợp lý, tất cả nhân viên sẽ nhận được mức lương cao hơn và những LP (nhà cung cấp thanh khoản trên thị trường) sẽ được hoàn lại 50% chi phí cho những hoạt động của mình. Cuối cùng đội ngũ Kyber Network đã từ chối yêu cầu và tự mình đền bù tất cả những thiệt hại từ vụ tấn công này cho người dùng.

Hướng dẫn phòng tránh Zero day Attack trong crypto

Để tránh khỏi những Zero day Attack và bảo vệ cho máy tính cùng với thông tin cá nhân của mình, trước hết những dự án, người dùng cùng với những tổ chức cần phải thực hiện những biện pháp bảo mật cơ bản nhất đối với an ninh mạng như dưới đây:

  • Thường xuyên cập nhật những bản nâng cấp mới nhất của phần mềm.
  • Thiết lập hệ thống IDS/IPS để giám sát và ngăn chặn xâm nhập.
  • Xác minh tính hợp lệ trước khi thiết lập phần mềm hoặc bất kỳ ứng dụng nào để hạn chế dùng phần mềm giả.
  • Nắm rõ về Zero day Attack cùng với những Malware, đây là bước nền móng để người dùng có thể bảo vệ thiết bị và phần mềm của mình khỏi sự xâm nhập của hacker.
Bí kíp bảo vệ tài sản crypto - Phòng tránh zero-day attack hiệu quả và đơn giản
Bí kíp bảo vệ tài sản crypto – Phòng tránh zero-day attack hiệu quả và đơn giản

Ngoài ra còn có những cách thức giúp những dự án có thể xác định được những lỗ hổng kịp thời và tránh được Zero-day Attack như:

  • Sử dụng công nghệ hiện đại để phát hiện điều bất thường: Những dự án có thể tiến hành áp dụng những biện pháp bảo mật tiên tiến , sử dụng những công nghệ máy tình cùng với phân tích hành vi, từ đó phát hiện được những điều bất thường đang diễn ra tại phần mềm và mạng lưới của mình. Dựa vào đó phân tích và nắm được xác suất tiềm ẩn của Zero day Attack để phòng ngừa nó diễn ra.
  • Giám sát mạng: Việc theo dõi thường xuyên lưu lượng màng và nghiên cứu lịch sử hoạt động để xác định kịp thời những hoạt động bất thường, chẳng hạn như kết nối với những tên miền nguy hiểm đã được nhận diện hoặc truyền những dữ liệu đáng ngờ,…
  • Tìm hiểu về bảo mật và theo dõi những thông tin mới nhất về những nguy cơ, rủi ro: Thường xuyên theo dõi những nguồn tin về các kỹ thuật tấn công cùng với Malware mới nhất. Cùng với đó cần phải có bộ phận phân tích bảo mật để đảm bảo dữ liệu cụ thể về những lỗ hổng mới cùng với những Zero day Attack tiềm ẩn.
  • Áp dụng Bug Bounty: Việc triển khai chương này sẽ hỗ trợ dự án nhận được sự chú ý của các Hacker mũ trắng để phát hiện và thông báo những lỗ hổng tồn tại trong giao thức hoặc phần mềm, thông qua đó đưa ra biện pháp khắc phục trước khi bị những tác nhân độc hại phát hiện và tấn công.

Bài viết trên của traderforex đã cung cấp thông tin về Zero day Attack là gì cùng với những ảnh hưởng mà nó gây nên đối với thị trường Crypto. Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tấn công Zero day cũng như cách để ngăn ngừa phòng tránh nó nhé.

Xem thêm:

Tìm hiểu về 51% attack – Điểm yếu chí mạng của blockchain

Tại sao tấn công DDoS là nỗi ám ảnh của mọi doanh nghiệp trực tuyến?

Bạn thấy bài viết này hữu ích ?
Bài viết liên quan:
Để lại một bình luận