Validator giữ vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo an toàn và duy trì hoạt động của hệ thống blockchain. Người dùng cần giữ và khóa một lượng token nhất định để có thể trở thành Validator, đồng thời nhận về phần thưởng sau khi nhiệm vụ hoàn tất. Để có thể hiểu rõ hơn Validator là gì, vai trò của nó cũng như quy trình hoạt động thì bạn hãy tham khảo những thông tin được Traderforex chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé.
Validator là gì?
Validator là gì? Validator hay còn được gọi là trình xác thực, đây là một hệ thống máy chủ online đảm nhận nhiệm vụ chạy phần mềm node tại mạng lưới blockchain PoS (Proof of Stake) để thu thập phần thưởng. Qua đó, tên gọi của node sẽ không giống nhau mà nó sẽ được đặt dựa trên cơ chế đồng thuận của những blockchain. Node tại blockchain Proof of Stake gọi là Validator, còn tại blockchain Proof of Work (PoW) thì node được gọi là thợ đào (Miner).

Những Validator chịu trách nhiệm xác thực cùng với xây dựng khối giao dịch mới, hỗ trợ giữ vững an toàn, bảo mật cũng như tính toàn vẹn của mạng lưới blockchain. Thay vào đó, họ cần giữ và cọc một khối lượng token nhất định theo quy định của blockchain để có thể trở thành Validator.
Nói một cách đơn giản, Validator có thể được coi như một phần quan trọng trong hệ thống blockchain, được giao nhiệm vụ kiểm duyệt tính hợp lệ cùng với xác minh những giao dịch mới trước khi chúng được thêm vào những khối tại hệ thống blockchain.
Validator đóng vai trò gì trong hệ thống blockchain?
Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ blockchain là một mạng lưới vận hành thông qua những node phân tán khắp thế giới.
- Node chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch và đề xuất khối mới trên mạng lưới blockchain. Khi những node đồng thời kiểm tra một khối và có được sự thống nhất, giao dịch đó sẽ được ghi nhận thêm vào blockchain và hoàn tất.
- Mỗi một node cần lưu trữ một bản sao có đầy đủ những dữ liệu giao dịch tại blockchain và thường xuyên đồng bộ với những node khác, điều này là để duy trì tính đồng bộ giữa những dữ liệu tại những bản sao khi có giao dịch mới được cập nhật.
- Những node tại blockchain dùng thuật toán PoS thì sẽ trở thành Validator.
Chính vì thế, trình xác thực này được coi là “xương sống” của hệ thống blockchain khi đảm nhận nhiều nhiệm vụ chủ chốt, giúp duy trì mạng lưới và hoạt động, bao gồm:
- Kiểm tra và xét duyệt tính hợp lệ của giao dịch: Khi kiểm tra và xét duyệt, Validator phải đảm bảo những giao dịch thực hiện đúng theo quy định và giao thức của hệ thống blockchain. Nếu không đảm bảo, Validator sẽ không chấp nhận để đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn của mạng lưới.
- Đề xuất và xây dựng block mới: Trình xác thực này tập hợp một nhóm giao dịch đã được xác thực, xây dựng một khối mới và đề xuất nó cho những Validator khác trong hệ thống.
- Duy trì bảo mật: Trình xác thực này ngăn ngừa những giao dịch không hợp lệ được thêm vào hệ thống blockchain (chẳng hạn như double spending), duy trình tính toàn vẹn của hệ thống.
- Decentralization (tính phân quyền): Blockchain có nhiều trình xác thực Validator hoạt động cùng một lúc để theo dõi hệ thống. Mỗi một trình xác thực đều sẽ có giá trị tương đương nhau và kiểm soát nhau, duy trì sự phân quyền và công bằng trong hệ thống. Số lượng Validator cần dùng sẽ không giống nhau mà sẽ phụ thuộc vào quy định của blockchain.
- Góp phần vào việc quản lý mạng: Trình xác thực Validator được phép tham gia biểu quyết cho những đề xuất tại blockchain, góp phần vào quá trình quyết định đến những thay đổi trong mạng lưới blockchain.
Phương pháp xác thực giao dịch của Validator
Trước hết, để được coi là Validator, bạn cần phải giữ và cọc một lượng token tối thiểu theo quy định của blockchain. Hệ thống sẽ chọn Validator thông qua số lượng cùng với thời gian mà bạn giữ và cọc. Qua đó, bạn cọc càng nhiều và thời gian càng dày thì xác suất trở thành Validator càng lớn.
Khi bạn tiến hành một giao dịch tại hệ thống blockchain, nó sẽ được kiểm duyệt, xác thực và được thêm vào hệ thống bởi Validator, quá trình cụ thể như dưới đây:
- Tiếp nhận giao dịch: Hệ thống sẽ tiến hành chọn một số lượng Validator nhất định để gia nhập quá trình xác thực giao dịch. Số lượng Validator cho mỗi giao dịch sẽ không giống nhau mà sẽ phụ thuộc vào blockchain.
- Xác minh tính hợp lệ của giao dịch: Trình xác thực Validator kiểm tra những dữ liệu giao dịch, chẳng hạn như số lượng token, chữ Digital Signature của người gửi…để kiểm tra xác minh giao dịch này là hợp lệ.
- Đề xuất khối mới: Trình xác thực này sẽ ghi nhận những giao dịch đáp ứng đủ điều kiện vào một khối mới cùng với chữ ký định danh để xác nhận block đó. Tiếp theo sẽ gửi block này cho toàn bộ những Validator khác trong mạng lưới.
- Đồng bộ hóa thông tin: Những Validator còn lại sẽ cập nhật và thêm những dữ liệu giao dịch mới vào bản sao của mình để duy trì tính đồng nhất tại hệ thống blockchain.
- Hoàn tất giao dịch và nhận thưởng: Khi giao dịch của bạn đã hoàn tất, phần thưởng mà Validator nhận được lúc này đó là phí giao dịch.
3 điều cần lưu ý khi trở thành Validator là gì?
Cách thức để trở thành Validator là một trong những mối quan tâm của nhiều người tại thị trường tiền điện tử, vì nó có thể nhận được tiền từ hệ thống blockchain bất kể thị trường có thay đổi như thế nào, cho dù là xu hướng đang giảm, tăng hay đi ngang.
Nếu bạn đang suy nghĩ đến việc trở thành Validator tại hệ thống blockchain, việc tìm hiểu kỹ càng và nắm rõ những quy định, lợi nhuận cùng với rủi ro liên quan là điều cần chú trọng hơn cả.
Quy định
Phụ thuộc vào cách thức hoạt động của blockchain mà quy định, điều kiện để làm Validator cũng sẽ không giống nhau. Nhìn chung, nó sẽ có 3 bước chủ yếu:
- Lựa chọn hệ thống blockchain thông qua nghiên cứu cùng với nhu cầu của mỗi người.
- Đầu tư vào những công cụ phần cứng, phần mềm và thực hiện staking tài sản theo quy định, điều kiện của blockchain.
- Chạy và giữ vững node.
Trong những bước trên, việc chuẩn bị đầu tư phần cứng, phần mềm cùng với stake tài sản khá là đơn giản, bởi vì chỉ cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn có sẵn từ hệ thống blockchain. Hình ảnh sau đây liệt kê một số quy định, điều kiện để làm Validator của những mạng lưới blockchain phổ biến.
Ngoài ra, để chạy node, trình xác thực này cũng cần phải chuẩn bị những kiến thức cùng với có sự hiểu biết nhất định về những đặc điểm kỹ thuật của mạng máy tính, giải quyết sự cố, an ninh mạng cùng với giao thức blockchain.
Thế nhưng, tại thị trường tiền điện tử hiện có nhiều những dịch vụ, dự án có thể đáp ứng những quy định stake và thu về lợi nhuận của người dùng và nó không cần làm Validator hay phải có chuyên môn về kỹ thuật máy tính. Hiểu đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị token để stake và ủy thác giao nhiệm vụ Validator cho bên thứ ba.
Để phục vụ những nhu cầu trên, một số dịch vụ đã được tạo ra, bao gồm: Solo Staking, Liquid Staking, Validator as a Service,…
Lợi nhuận
Khoản lợi nhuận mà Validator thu về được chính là phí giao dịch tại hệ thống blockchain. Đa phần, phần thưởng thanh toán cho Validator sẽ được tính toán và phân phát sau mỗi chu kỳ epoch. Thế nhưng, những blockchain sẽ có yêu cầu về thời gian trong mỗi chu kỳ epoch khác nhau, chẳng hạn như:
- Tại Ethereum, một epoch tương đương với việc Validator hoàn tất xác thực 32 khối trong khoảng 6.4 phút.
- Tại Solana, một epoch thường diễn ra trong khoảng 2 ngày.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng đến những website hỗ trợ công cụ tính toán phần thưởng chi trả cho Validator để xác định được lợi nhuận mình sẽ thu về khi làm Validator.
Staking Rewards là website hữu ích cho những Validator cùng với những người muốn tìm hiểu mảng staking tại mạng lưới blockchain.
Đây là trang web tổng hợp tất cả những thông tin về trình xác thực tại những blockchain, gồm có: tổng phần thưởng staking trung bình theo năm, tổng vốn hóa staking trên toàn thế giới, giá trị staking thực tế trong 7 ngày, những token cùng với Validator được stake nhiều nhất tại hệ thống blockchain và các thông tin chi tiết liên quan…
Cùng với đó, bạn còn có thế xác định lợi nhuận thu về được khi stake tài sản thông qua cách điền tên dự án, token cùng với số lượng stake.
Rủi ro
Ngoài việc nhận được phần thưởng khi hoàn tất xác thực giao dịch cùng đảm bảo vận hành hệ thống blockchain, bạn còn phải đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn, cùng với đó là xem xét trước khi đưa ra quyết định làm Validator.
- Slashing là hình thức xử phạt đối với các Validator vi phạm quy tắc của giao thức, chẳng hạn như: tạm dừng hoạt động trong một khoảng thời gian, xác thực đồng thời hai block, kiểm duyệt block không hợp lệ, thao túng mạng lưới. Dựa vào mỗi blockchain mà Validator sẽ bị thu hồi một phần hoặc tất cả token đã stake lúc đầu và bị bài trừ khỏi nhóm Validator trong một khoảng thời gian hoặc mãi mãi…
- Token mà Validator đã stake sẽ bị đóng băng và không thể truy cập và sử dụng được. Chính vì thế, Validator không thể thanh lý tài sản của mình khi giá thị trường thay đổi tăng hay giảm.
- Validator sẽ phải thanh toán tiền để đầu tư cho phần mềm, phần cứng, mạng internet, chi phí điện,… cho hoạt động chạy node, những chi phí này có thể tiêu tốn tới hàng nghìn USD.
>> Xem thêm:
Blockchain explorer là gì? Công cụ giúp bạn theo dõi và kiểm tra giao dịch blockchain
Block size có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất của blockchain?
Validators có thể tham gia vào những blockchain nào?
Trong hệ sinh thái blockchain, validators đóng vai trò cốt lõi trong việc xác thực giao dịch và đảm bảo tính toàn vẹn của mạng lưới. Tuy nhiên, không phải blockchain nào cũng vận hành dựa trên mô hình này. Dưới đây là một số nền tảng phổ biến mà validators có thể tham gia staking và kiếm phần thưởng từ việc duy trì mạng:
- Ethereum 2.0: Sau khi chuyển đổi từ Proof of Work sang Proof of Stake, Ethereum yêu cầu validators staking ETH để tham gia xác thực giao dịch và bảo vệ mạng lưới. Với quy mô lớn và thanh khoản cao, đây là một trong những hệ sinh thái hấp dẫn nhất cho validators.
- Polkadot: Hoạt động dựa trên cơ chế Nominated Proof of Stake, Polkadot cho phép các nominators bầu chọn validators. Những validators này chịu trách nhiệm duy trì kết nối giữa các parachains và bảo đảm tính ổn định của hệ sinh thái đa chuỗi.
- Cosmos: Cosmos vận hành với thuật toán đồng thuận Tendermint BFT, nơi validators xác thực các khối mới và góp phần bảo mật chuỗi. Với kiến trúc liên chuỗi (IBC), hệ sinh thái này thu hút nhiều validators nhờ khả năng mở rộng và tương tác linh hoạt giữa các blockchain.
- Solana: Nổi bật với tốc độ xử lý cao và phí giao dịch thấp, Solana kết hợp Proof of History với Proof of Stake. Validators trong hệ thống này không chỉ xác thực giao dịch mà còn tối ưu hóa hiệu suất xử lý, đảm bảo thông lượng cao.
- Tezos: Hoạt động theo mô hình Liquid Proof of Stake, Tezos cho phép validators hay còn gọi là “bakers” tham gia xác thực giao dịch và bảo mật mạng. Với cơ chế nâng cấp on-chain linh hoạt, Tezos mang đến cơ hội dài hạn cho những validators muốn tối ưu lợi nhuận staking.
Lợi ích và thách thức khi trở thành Validator
Trong hệ sinh thái blockchain, validators đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực giao dịch và bảo mật mạng lưới. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích hấp dẫn thì vai trò này cũng đi kèm với không ít rủi ro mà validators cần cân nhắc trước khi tham gia.
Lợi ích của Validator
Nguồn thu nhập từ phí giao dịch & phần thưởng staking: Validators nhận được phần thưởng từ cơ chế staking cũng như phí giao dịch của các khối mà họ xác thực thành công. Điều này mang lại dòng thu nhập thụ động ổn định, đặc biệt trên các blockchain có lượng giao dịch cao.
Tham gia vào cộng đồng chuyên nghiệp: Trở thành một validator đồng nghĩa với việc gia nhập mạng lưới những người vận hành node trên toàn cầu. Đây là cơ hội để kết nối, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia khác và cập nhật nhanh chóng về công nghệ blockchain cũng như các chiến lược tối ưu hóa lợi nhuận staking.
Nâng cao kỹ năng công nghệ & quản lý hệ thống: Vai trò này yêu cầu hiểu biết chuyên sâu về hạ tầng blockchain, bảo mật mạng và tối ưu hóa hiệu suất node. Việc vận hành một validator giúp bạn liên tục phát triển kỹ năng kỹ thuật, từ quản lý máy chủ đến điều chỉnh chiến lược staking.
Quyền biểu quyết & ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Validators không chỉ xác thực giao dịch mà còn tham gia vào quá trình quản trị mạng lưới. Họ có quyền bỏ phiếu cho các đề xuất nâng cấp hoặc thay đổi cơ chế hoạt động của blockchain, góp phần định hướng tương lai của hệ thống mà họ tham gia.
Thách thức của Validator
Rủi ro biến động giá token: Staking yêu cầu khóa một lượng lớn tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu giá token giảm mạnh trong thời gian đó, validators có thể chịu tổn thất lớn. Thời gian un-stake kéo dài cũng khiến họ mất đi tính thanh khoản khi cần điều chỉnh danh mục đầu tư.
Nguy cơ bảo mật & các cuộc tấn công mạng: Dù blockchain được thiết kế với mức độ bảo mật cao, nhưng validators vẫn có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS, khai thác lỗ hổng hoặc rủi ro từ phần mềm độc hại. Một lỗi bảo mật có thể khiến validator bị mất tài sản hoặc bị cắt giảm (slashing) stake của mình.
Vấn đề kỹ thuật & duy trì hệ thống: Việc vận hành node yêu cầu duy trì uptime cao và liên tục cập nhật phần mềm. Các lỗi kỹ thuật, sự cố mạng hoặc cập nhật không đúng cách có thể khiến validator bị phạt hoặc mất phần thưởng staking. Điều này đòi hỏi một kế hoạch quản lý hệ thống chặt chẽ và khả năng xử lý sự cố nhanh chóng.
Rủi ro pháp lý & thay đổi chính sách: Các quy định về tiền điện tử và blockchain vẫn đang trong quá trình hoàn thiện tại nhiều quốc gia. Việc trở thành một validator có thể gặp những rào cản pháp lý, từ việc đánh thuế thu nhập staking đến các quy định về vận hành node, ảnh hưởng đến hoạt động dài hạn của validators.
So sánh Miner và Validator
Như những thông tin trên, có thể thấy thợ đào và Validator có nhiệm vụ khá tương đồng nhau, tuy nhiên tiến hành trên 2 cơ chế đồng thuận không giống nhau.
Thợ đào là những cá nhân nắm bắt kiến thức chuyên sâu để xác định số node, từ đó nâng cao cơ hội tìm được khối nhanh nhất. Những thợ đào cần nắm giữ những công nghệ, thiết bị tính toán mạnh mẽ để xử lý những bài toán mà PoW yêu cầu. Sau khi xác định được những node, những thợ đào sẽ gửi chứng tới tất cả những node còn lại trong mạng lưới và xây dựng thêm được một khối mới vào chuỗi. Thợ đào sẽ nhận được phần thưởng khi hoàn thành việc trên.
Ngược lại, nhiệm vụ của Validator lại không quá khó khăn, tốn kém hay yêu cầu quá nhiều về kiến thức như vậy. Nhiệm vụ chủ yếu của những Validator là stake một lượng token tối thiểu theo yêu cầu. Các token này có vai trò cạnh tranh với token thưởng khác để giành quyền xác thực và tìm ra một khối cụ thể. Khi tạo khối thành công, Validator đó sẽ được chi trả phần thưởng.
Nhìn chung, nhiệm vụ của Validator trước đây không quá phức tạp. Thế nhưng, hiện nay việc đảm nhận vai trò Validator và nhận thưởng không dễ dàng như trước. Phần thưởng mà Validator được nhận sẽ dựa vào weight Validator.
Như vậy bài viết trên của Traderforex đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích, giải đáp Validator là gì cùng với tầm quan trọng của trình xác thực này. Từ đó, hy vọng bạn có thể nắm bắt tốt những thông tin và đưa ra những lựa chọn phù hợp với mình.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.