Trong thời đại thế giới ngày càng phát triển, nhiều quốc gia cùng nhau trao đổi hàng hóa và đẩy mạnh lĩnh vực thương mại. Thì tỷ giá hối đoái như trở thành một yếu tố cần thiết để mua một đơn vị tiền của một quốc gia khác. Khái niệm tỷ giá hối đoái là gì cũng đã và đang rất phổ biến. Tuy nhiên, về cách tính, vai trò và những yếu tố ảnh hưởng đến Exchange Rate thì chưa chắc ai cũng hiểu rõ. Ngay nội dung dưới đây của traderforex sẽ cung cấp mọi thông tin về tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái – Exchange Rate là tỷ lệ giữa giá trị một đơn vị tiền tệ của một quốc gia này so với giá trị tiền tệ của một quốc gia khác. Ví dụ minh họa như tỷ giá hối đoái giữa USD (đơn vị tiền tệ của Mỹ) và EUR (đơn vị tiền tệ của Liên minh Châu Âu) là 1.20 USD/EUR, hiểu đơn giản hơn là 1 USD có thể đổi thành 1.20 EUR.
Thông thường, Exchange Rate dùng để tính giá trị của giao dịch thương mại của các quốc gia với nhau, đầu tư từ nước ngoài hay các hoạt động về tài chính. Chẳng hạn, trong trường hợp một công ty Mỹ muốn thu mua hàng hóa của một doanh nghiệp tại Nhật Bản, yêu cầu Mỹ phải chi trả bằng đồng tiền của Nhật (yên). Khi đó, tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến giá trị của USD mà công ty Mỹ cần phải trả để mua số hàng mà họ cần.
Tỷ giá hối đoái được quyết định dựa trên thị trường hối đoái, tại đây tỷ giá được nhìn nhận thông qua sự cân bằng giữa cung và cầu từ đơn vị tiền tệ. Những tỷ giá ấy sẽ thay đổi nhanh chóng dựa vào thời gian và sẽ tác động đến nhiều yếu tố về kinh tế và xã hội, thậm chí là cuộc sống của người dân thuộc khu vực đó.

Hình thức thể hiện tỷ giá hối đoái là gì?
Chắc thông tin trên cũng giúp các bạn nắm được tỷ giá hối đoái là gì rồi phải không? Tiếp theo đây chúng tôi sẽ cung cấp hai hình thức phản ánh lên tỷ giá hối đoái. Cụ thể là hình thức yết giá ngoại tệ trực tiếp và yết giá ngoại tệ gián tiếp.
Phương pháp yết giá ngoại tệ trực tiếp
Hình thức yết giá ngoại tệ trực tiếp là phương pháp nói lên tỷ giá hối đoái thông qua việc so sánh giá trị của tiền tệ của nước này so với tiền tệ của khu vực khác. Đa phần, phương pháp này áp dụng cho những cuộc giao dịch về thương mại quốc tế cùng với các hoạt động, sự kiện đầu tư forex.
Để có thể tính được tỷ giá hối đoái trực tiếp, ngân hàng và tổ chức tài chính cần phải quan sát giá trị của một loại tiền tệ trong một giá trị của một loại tiền khác. Ví dụ như giá trị của đô la Mỹ trong đồng Euro.
Chi tiết hơn, để tính được tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền A và B, ngân hàng cùng với tổ chức tài chính sẽ theo dõi giá trị của mỗi đồng tiền so với loại tiền tệ thứ 3, thường thì sử dụng đồng USD. Tiếp theo, họ sẽ tính tỷ lệ của đồng tiền A và B thông qua giá trị của chứng so với USD.
Ví dụ minh họa: Trong trường hợp giá trị của đô la Mỹ trong đồng euro là 0.83 EURUSD và giá trị của đồng đô la Mỹ trong đồng yên Nhật Bản là 110,52 JPYUSD. Khi đó, tỷ giá hối đoái giữa euro và yên sẽ được tính nhờ và việc chia giá trị của đồng euro cho giá trị đồng yên trong USD, ví dụ như sau:
- 1 EUR = (1/0.83) USD = 1.20 USD
- 1 JPY = (1/110.52) USD = 0,009 USD
Tỷ giá hối đoái giữa đồng euro với đồng yên là: 1 EUR = (1,20 USD/1) / (0.009 USD/1) = 133.33 JPY
Qua đây bạn cũng hiểu rằng một euro sẽ đổi thành 133,33 yên Nhật.
Phương pháp yết giá ngoại tệ gián tiếp
Phương pháp yết giá ngoại tệ gián tiếp phản ánh tỷ giá hối đoái thông qua việc so sánh giá trị của một đơn vị trong tiền tệ đối với một giỏ đồng tiền. Thông thường giỏ đồng tiền của một khu vực sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường forex như đô la Mỹ, yên nhật, euro, bản Anh. Hình thức này được áp dụng phổ biến trong các chỉ số tỷ giá ngoại tệ trên thế giới, điển hình như chỉ số USD.
>> Xem thên: JPY là gì? Tổng quát thông tin cơ bản về đồng tiền Yên Nhật
Chẳng hạn, chỉ số USD là chỉ số nói lên giá trị của đồng USD so với giỏ tiền của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngân hàng cùng với tổ chức tài chính đã quan sát giá trị của giỏ tiền này và tính chỉ số USD nhờ vào việc dùng trọng số khác nhau so với từng đồng tiền có trong giỏ tiền.
Đối với hình thức yết giá ngoại tệ gián tiếp, tính tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền A và B thông qua tỷ lệ giữ chỉ số trong giỏ tiền A so với giỏ tiền B. Qua đây cũng thấy được tỷ giá hối đoái được tính nhờ vào giá trung bình của giỏ tiền thay vì tính toán trực tiếp của từng đồng tiền.
Chẳng hạn, để tính được Exchange Rate giữa hai loại tiền tệ lớn là USD và EUR, họ sẽ áp dụng chỉ số của USD và EUR. Nếu chỉ số USD đang ở mức 95 và EUR ở mức 110, khi đó tỷ giá hối đoái của đô la Mỹ và Euro là:
1 USD = (110/95) EUR = 1.16 EUR
Đồng nghĩa với việc 1 USD sẽ đổi được 1.16 EUR.
Phân loại tỷ giá hối đoái trên thị trường hiện nay
Dựa trên nghiệp vụ ngân hàng
Để phân loại Exchange Rate có thể thông qua nghiệp vụ ngân hàng, cụ thể gồm hai loại chính:
- Tỷ giá mua vào – Buying Rate: Tỷ giá ngân hàng mua ngoại tệ của khách hàng hay tổ chức tín dụng trên thị trường. Tỷ giá mua vào được dùng để tính giá trị tiền tệ của người dùng khi khách hàng đó muốn bán ngoại tệ cho phía ngân hàng. Tỷ giá mua vào thường nhỏ hơn so với tỷ giá bán ra, khách hàng sẽ cần chi trả một khoản phí nhỏ khi tiến hành bán cho ngân hàng.
- Tỷ giá bán ra – Selling Rate: Tỷ giá mà ngân hàng dùng để bán ngoại tệ cho khách hàng hay tổ chức tín dụng khác. Tỷ giá bán ra thường lớn hơn so với tỷ giá thu mua vào, cũng tương tự như trên khách hàng cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ khi muốn mua ngoại tệ từ ngân hàng. Selling Rate áp dụng để tính giá trị tiền tệ của người dùng khi họ mua ngoại tệ từ bên ngân hàng.
Hoạt động phân loại tỷ giá hối đoái thông qua nghiệp vụ ngân hàng hỗ trợ khách hàng có thể nắm được về các mức phí, giá trị tiền tệ trong giao dịch về ngoại tệ ngân hàng. Bên cạnh đó, quan sát tỷ giá mua và bán còn giúp cho các nhà giao dịch cùng với doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư chính xác, quản lý được các rủi ro về tỷ giá hối đoái có thể gặp phải.
Dựa trên cơ chế quản lý ngoại hối
Việc phân loại tỷ giá hối đoái thông qua cơ chế quản lý ngoại hối được tiến hành nhờ vào mô hình quản lý và can thiệp từ chính phủ, ngân hàng trung ương trong hoạt động tùy chỉnh tỷ giá. Cụ thể như sau:
- Tỷ giá cố định: Tỷ giá sẽ được nhận định từ trước từ chính phủ hay ngân hàng trung ương, để có thể duy trì ổn định nhờ vào việc mua bán ngoại tệ với một tỷ giá cụ thể. Thông qua tỷ giá cố định giúp thị trường ngoại hối được vận hành ổn định, tuy nhiên lại có sự can thiệp mạnh mẽ từ phía chính phủ hay ngân hàng trung ương.
- Tỷ giá động: Tỷ giá được nhìn nhận thông qua việc cân bằng giữa cung và cầu ngoại tệ trên thế giới. Tỷ giá này được sử dụng trong trường hợp nền kinh tế tự do, tại đây thị trường đưa ra mức tỷ giá mà không cần sự can thiệp từ chính phủ hay ngân hàng trung ương.
- Tỷ giá mềm: Là tỷ giá động nhưng được chính phủ hay ngân hàng trung ương nhúng tay vào để giúp tỷ giá được ổn định. Tỷ giá mềm áp dụng trong nền kinh tế mới phát triển hay tài chính biến động.
- Tỷ giá kép: Là tỷ giá động được dùng với các loại tỷ giá khác nhau cho nhiều lĩnh vực hoạt động thương mại. Chẳng hạn, một quốc gia có thể sẽ sử dụng tỷ giá khác nhau trong việc xuất nhập khẩu hay đầu tư quốc tế.
Phân chia tỷ giá hối đoái dựa vào cơ chế quản lý ngoại hối là một khía cạnh vô cùng quan trọng trong việc đưa ra giá mua bán ngoại tệ, đầu tư quốc tế hay các hoạt động thương mại của nhiều quốc gia trên toàn cầu.
Dựa vào phương tiện thanh toán quốc tế
Việc phân loại Exchange Rate dựa vào hình thức thanh toán quốc tế được chia thành hai nhóm chính. Cụ thể:
- Tỷ giá chuyển đổi – Conversion Rate: Dùng để chuyển đổi giá trị của một loại tiền tệ của quốc gia này sang đơn vị tiền tệ của quốc gia khác, điều này để thực hiện giao dịch thanh toán của nhiều quốc gia. Conversion Rate áp dụng khi dùng thẻ tín dụng hay thanh toán thông qua kênh thanh toán online.
- Tỷ giá hối đoái – Exchange Rate: Là tỷ lệ dùng để chuyển đổi giá trị của một đơn vị tiền tệ sang đơn vị tiền tệ của một quốc khác khi tiến hành giao dịch ngoại tệ. Chẳng hạn như giao dịch mua bán hay giao dịch đầu tư quốc tế.
Conversion Rate và Exchange Rate thường được cung cấp từ tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ hay ngân hàng trung ương, quy định này có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Tỷ giá hối đoái và tỷ giá chuyển đổi có thể tác động trực tiếp đến quá trình kinh doanh và đầu tư của các nhà đầu tư, công ty tại quốc gia.
Các chế độ tỷ giá hối đoái
Tỷ giá trao đổi tiền tệ của từng khu vực và từng khoảng thời gian sẽ không giống nhau. Nhà nước sử dụng yếu tố này để dễ dàng theo dõi và quản lý đồng tiền cùng với thị trường forex.
Tỷ giá hối đoái thả nổi
Tỷ giá thả nổi hay còn gọi là tỷ giá hối đoái linh hoạt, được hiểu là một đồng tiền có thể thay đổi giá trị liên tục trên thị trường ngoại hối. Dựa theo đánh giá của các nhà kinh tế học, sử dụng hình thức tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ có dấu hiệu tích cực hơn so với tỷ giá cố định, điều này làm hạn chế ảnh hưởng của các biến động cũng như chu kỳ kinh doanh quốc tế. Đối với đồng tiền sử dụng tỷ giá hối đoái thả nổi được gọi là đồng tiền thả nổi.
Tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá cố định còn có tên gọi khác là tỷ giá neo, hiểu đơn giản là giá trị của đồng tiền sẽ quy định một giá trị của đồng tiền khác hay sở hữu một giá trị khác (vàng, bạc, kim cương,…) làm chuẩn. Trong trường hợp giá trị của thước đo thay đổi kéo theo tỷ giá cũng thay đổi. Với những đồng tiền sử dụng tỷ giá cố định được gọi là đồng tiền cố định.
Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết
Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết là mức giữa của tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Trên thực tế, hầu hết không có bất kỳ quốc gia nào áp dụng việc trao đổi ngoại tệ cố định hay thả nổi hoàn toàn một loại tiền tệ nào cả, điều này sẽ dẫn đến thị trường không ổn định. Thông thường, quốc gia sẽ áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết từ Chính phủ để điều phối ổn định cho thị trường.
Hướng dẫn cách xác định tỷ giá hối đoái
Thực chất tỷ giá hối đoái chính là mức giá của một đơn vị tiền tệ và được quyết định bởi lượng cung cầu của loại tiền đó trên thị trường. Nếu cung cầu của đồng tiền đó biến động sẽ làm cho tỷ giá biến động theo. Để có thể đưa ra cách nhận biết tỷ giá trao đổi ngoại tệ còn dựa vào hoạt động, mục đích kinh doanh và tiềm năng phát triển của thị trường tiền tệ, dịch vụ, hàng hóa.
Để xác định chính xác tỷ giá, các nhà đầu tư và kinh doanh có thể tạo ra một chiến thuật hay phương pháp kinh doanh tối ưu nhất. Cụ thể có hai hình thức xác định như sau:
- Dựa vào cơ sở ngang giá vàng – Gold Parity: So sánh hàm lượng vàng cùng với hai đồng tiền với nhau.
- Dựa vào cơ sở cân bằng sức mua – Purchasing Power Parity: So sánh số lượng mua giữa hai đồng tiền đã niêm yết giá và định giá, so sánh mức giá hàng hóa, dịch vụ, xây dựng, mô hình kinh doanh xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ hải quân.
Cách tính tỷ giá hối đoái như thế nào?
Sau khi tìm hiểu xong Exchange Rate là gì cùng chúng tôi rút ra công thức để tính tỷ giá hối đoái như thế nào nhé.
Công thức tính tỷ giá giữa hai đồng tiền định giá: Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch ngoại tệ, điều cần thiết lúc này là biết được cách tính tỷ giá. Để tính được tỷ giá mua của nhà đầu tư cần lấy tỷ lệ bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng. Còn muốn tính tỷ giá bán của người dùng thì lấy tỷ giá mua ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng. Công thức tính như sau: Yết giá / Định giá = (Yết giá / USD) / (Định giá / USD)
Công thức tỷ giá giữa hai đồng tiền yết giá: Để có thể tính được tỷ giá mua của người dùng thì lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng và tiếp tục chia cho tỷ giá bán của ngân hàng: Yết giá / Định giá = (USD / Định giá) / (USD/ Yết giá)
Tính tỷ giá giữa hai đồng tiền yết giá và định giá: Để tính được tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền đòi hỏi 1 đồng tiền đóng vai trò là định giá, đồng còn tại là yết giá. Sau đó, lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá nhân cho tỷ giá của đồng định giá. Công thức như sau: Yết giá / Định giá = (Yết giá / USD) x (USD / Định giá)
Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế
Với lĩnh vực xuất nhập khẩu, tỷ giá trao đổi ngoại tệ đóng vai trò vô cùng mật thiết. Trong trường hợp đồng ngoại tệ mất giá (tỷ giá có dấu hiệu tăng) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của hàng hóa là chúng giảm sâu. làm tăng khả năng đối đầu trên thị trường nước ngoài, tăng cường việc xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu tăng sẽ nhận về lượng lớn ngoại tệ, nhờ vào đây giúp cân bằng được cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.
Bên cạnh đó, Exchange Rate còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được, nhất là những doanh nghiệp có quy mô lớn, thường xuyên hoạt động xuất nhập khẩu hay có nợ vay thông qua đồng ngoại tệ. Trong trường hợp tỷ giá có sự thay đổi lớn theo chiều tăng, điều này có thể gây nên tình trạng lỗ chênh lệch tỷ giá nguyên nhân là do nhận định lại dư nợ gốc ngoại tệ.
Các yếu tố nào tác động đến tỷ giá hối đoái?
Yếu tố về thương mại
Diễn biến kinh tế trên thị trường tăng sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nếu sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu tăng giá nhiều so với tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu sẽ làm cho tỷ lệ trao đổi thương mại tăng cao. Rơi vào tình trạng này sẽ kéo giá trị đồng nội tệ tăng (Exchange Rate giảm).
Còn nếu tốc độ nhập khẩu tăng cao so với tốc độ tăng của xuất khẩu sẽ làm cán cân thương mại giảm, giá tiền tệ trong nước mất giá (tỷ giá tăng). Hiểu đơn giản hơn, cán cân thanh toán quốc tế cao làm cho ngoại tệ tăng, nội tệ giảm kéo theo tỷ giá hối đoái tăng.
Yếu tố lạm phát
Không chỉ yếu tố về thương mại mà lạm phát cũng làm ảnh hưởng đến tỷ giá. Trong trường hợp tỷ lệ lạm phát của một quốc gia thấp hơn so với các nước khác sẽ làm tỷ giá hối đoái giảm, giá trị nội tệ tăng và ngược lại.
Yếu tố thu nhập của quốc gia
Ngoài ra, thu nhập của từng đất nước cũng sẽ tác động đến tỷ giá. Khi thu nhập tăng lên, khách hàng thường có xu hướng mua hàng nhập khẩu dẫn đến ngoại tệ tăng và tỷ giá tăng. Nếu đánh giá theo tác động gián tiếp, khách hàng có thu nhập tăng cao thường sẽ chi tiêu nhiều làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao, Exchange Rate tăng và theo chiều ngược lại.
Yếu tố về lãi suất
Lãi suất cũng là một yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư chứng khoán quốc tế, làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp lãi suất trong nước tăng cao hơn so với các nước khác thì các nhà đầu tư quốc tế sẽ đầu tư vào thị trường trong nước, gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng. Hoạt động này làm cho nguồn cung ngoại tệ nội quốc và tỷ giá tăng.
>> Xem thêm: Chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Những ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với thị trường
Exchange Rate sẽ tác động rất lớn đối với nền kinh tế của một khu vực. Khi tỷ giá hối đoái có dấu hiệu biến động sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau như xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, đầu tư quốc tế, đầu tư trực tiếp, du lịch và cả mức giá của các loại hàng hóa. Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến hai lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế. Cụ thể như sau:
Xuất nhập khẩu hàng hóa
Tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến mức giá và khối lượng hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đối với việc đồng tiền của một đất nước giảm giá hơn so với đối tác thương mại còn lại của một quốc gia khác, hàng hóa của quốc gia đó sẽ rẻ hơn trên thị trường quốc tế. Tình trạng này sẽ dẫn đến tăng sản lượng xuất khẩu và giảm số lượng nhập khẩu, điều này làm thị trường thương mại của đất nước có chuyển biến tích cực. Thế nhưng, nếu đồng tiền tăng giá cao sẽ làm cho giá nguyên liệu, chi phí sản xuất nhập khẩu tăng, các doanh nghiệp sẽ giảm thu nhập.
Nếu đồng tiền của đất nước đó tăng giá so với đồng tiền của các quốc gia thương mại khác, hàng hóa của họ sẽ có giá hơn so với thị trường quốc tế. Tình hình này làm cho lượng sản xuất giảm và tăng lượng nhập khẩu, khả năng cao sẽ làm cho thương mại của quốc gia đó suy giảm.
Đầu tư quốc tế
Cũng tương tự như lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa thì đầu tư quốc tế cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái. Cụ thể, nếu tiền của một đất nước giảm so với mệnh giá của đối tác đầu tư ở quốc gia khác, làm cho việc đầu tư vào quốc gia đó sẽ chiếm ưu thế hơn nhiều. Điều này sẽ tác động đến lượng vốn đầu tư từ nước ngoài vào khu vực đó tăng cao, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.
Các hình thức thu lợi nhuận thông qua tỷ giá hối đoái
Các nhà đầu tư có thể mang về lợi nhuận nhờ vào tỷ giá hối đoái. Cụ thể như sau:
Mua và bán ngoại tệ
- Thu mua: Khi bạn phán đoán một đồng ngoại tệ có dấu hiệu tăng giá cao hơn so với VND, nhà đầu tư có thể thu mua đồng ngoại tệ đó dưới VND. Sau đó, giá trị của ngoại tệ đó tăng lên cao hãy bán chúng và mang về lợi nhuận hấp dẫn.
- Bán ra: Khi thấy một đồng ngoại tệ có khả năng giảm hơn so với VND, hãy bán đồng ngoại tệ đó để mua lại VND. Khi giá trị của đồng ngoại tệ đó giảm, hãy mua lại chúng để nhận về khoản lời hấp dẫn.
Giao dịch ngoại hối – Forex
- Giao dịch các cặp tiền tệ: Ngoại hối cho phép nhà đầu tư có thể tiến hành mua hoặc bán các cặp tiền tệ trên thị trường. Chẳng hạn như EURUSD, GBPUSD,…Bạn sẽ nhận về lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá hối đoái của những cặp tiền tệ mà bạn sử dụng.
- Áp dụng đòn bẩy: Khách hàng có thể áp dụng đòn bẩy khi tham gia forex, điều này giúp nhà đầu tư có thể mở vị thế lớn dù không có nhiều vốn. Thế nhưng, hoạt động này có thể mang lại nhiều rủi ro lớn vì bạn sẽ không biết được nơi đầu tư có thật sự uy tín hay không.
Đầu tư VND/USDT hình thức đầu tư giống như ngoại hối tại thị trường Crypto
Trên thị trường tiền mã hóa, việc đầu tư vào cặp VNDUSDT còn khá mới mẻ nhưng nhận lại lượng lớn giao dịch vì khá đơn giản mà mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Được biết, USDT là một loại tiền mã hóa có tính ổn định (stablecoin) được phụ thuộc vào đồng USD với tỷ lệ 1:1. Hiểu cách khác, USDT có giá trị bằng với USD.
Cơ hội đầu tư vào cặp VND/USDT
- Có tính thanh khoản cao: Có thể giao dịch cặp tiền này tại các sàn giao dịch lớn.
- Khả năng cao mang về lợi nhuận: Nếu thị trường có biến động mạnh sẽ xuất hiện nhiều cơ hội tốt để bạn mang về lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá.
- Làm phong phú danh mục đầu tư: Hạn chế các rủi ro bằng việc đầu tư vào nhiều sản phẩm giao dịch khác nhau.
>> Xem thêm: Tại sao phải đa dạng hóa danh mục đầu tư?
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến thị trường Crypto như thế nào?
- Tăng giá tiền điện tử lấy thước đo là USD: Nếu đồng đô la Mỹ tăng giá hơn so với Việt Nam Đồng, nhà giao dịch sẽ nhận về lợi nhuận cao thông qua chênh lệch tỷ giá.
- Các quy định tiền tệ và biện pháp an toàn: Tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến các quy định tiền tệ và biện pháp an toàn của khu vực đó.
Như vậy, bài viết trên của traderforex cũng giúp các bạn hiểu hơn về tỷ giá hối đoái là gì và những ảnh hưởng mà nó mang lại. Qua đây bạn cũng thấy được tầm quan trọng của Exchange Rate đối với nền kinh tế của thế giới, thậm chí làm biến động cả giá trị của một đơn vị tiền tệ.
Xem thêm:
Spot rate là gì? Tìm hiểu bí mật đằng sau tỷ giá ngay lập tức
Free float là gì? Điều gì làm nên một cổ phiếu free float cao?
APR và APY là gì? Hiểu đúng để quản lý tài chính thông minh
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.