Spoofing là gì? Làm sao để phòng tránh Spoofing hiệu quả?

Spoofing là gì? Đây là một hình thức tấn công giả mạo tinh vi, trong đó kẻ xấu mạo danh danh tính, địa chỉ IP, email hoặc website nhằm đánh lừa nạn nhân. Nếu không cảnh giác, bạn có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công lừa đảo, dễ đánh mất thông tin cá nhân hoặc tài sản. Vậy tấn công Spoofing hoạt động như thế nào? Có những loại nào phổ biến và cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng Traderforex tìm hiểu ngay!

Spoofing là gì?

Spoofing là một chiêu thức giả mạo nhằm lừa đảo hệ thống hoặc người dùng mạng, khiến chúng ta tin rằng thông tin mình nhận được đến từ một nguồn đáng tin cậy. Đây là một thuật ngữ được nhiều người biết đến trong lĩnh vực an ninh mạng và công nghệ thông tin.

Hình thức spoofing rất đa dạng, từ giả mạo địa chỉ IP, email, DNS cho đến website và danh tính người dùng. Nếu không cẩn trọng thì bạn cũng có thể trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công tinh vi này mà không hề hay biết.

Hiện nay có vô số các hình thức lừa đảo bằng Spoofing trên thị trường
Hiện nay có vô số các hình thức lừa đảo bằng Spoofing trên thị trường

Cách thức hoạt động của Spoofing trong thị trường

Spoofing là một hình thức thao túng thị trường trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng với quy trình diễn ra cụ thể như sau:

  • Đặt lệnh giả mạo: Kẻ tấn công sử dụng bot hoặc thuật toán để tự động đặt một số lượng lớn lệnh mua hoặc bán giả mạo trên sổ lệnh của sàn giao dịch. Các lệnh này thường được đặt ở mức giá cách xa giá thị trường hiện tại để tránh bị khớp ngay lập tức.
  • Tạo ấn tượng sai lệch: Việc đặt các lệnh lớn này tạo ra ấn tượng về áp lực mua hoặc bán mạnh mẽ, khiến các nhà giao dịch khác tin rằng có sự thay đổi lớn trong cung hoặc cầu của tài sản.
  • Thao túng giá: Dựa trên ấn tượng sai lệch này, các nhà giao dịch khác có thể điều chỉnh chiến lược của họ, dẫn đến biến động giá theo hướng mà kẻ tấn công mong muốn.
  • Hủy lệnh: Trước khi các lệnh giả mạo bị khớp, kẻ tấn công nhanh chóng hủy chúng, tránh việc thực hiện giao dịch thực tế.

Ví dụ, nếu kẻ tấn công muốn đẩy giá của một loại tài sản lên, họ có thể đặt một số lượng lớn lệnh mua giả mạo ở mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Điều này tạo ra ấn tượng rằng có nhu cầu mua lớn, khuyến khích các nhà giao dịch khác mua vào, từ đó đẩy giá lên. Khi giá đã tăng đến mức mong muốn, kẻ tấn công hủy các lệnh mua giả mạo và có thể bán tài sản của họ ở mức giá cao hơn để thu lợi nhuận.

Những hình thức Spoofing thường gặp

Sau khi hiểu rõ Spoofing là gì, bạn cần biết thêm về những dạng Spoofing phổ biến để có thể nhận biết và ngăn chặn chúng. Dưới đây là 4 hình thức Spoofing thường gặp nhất hiện nay:

Giả mạo IP

IP Spoofing hay giả mạo địa chỉ IP là thủ thuật nhằm che giấu danh tính của kẻ tấn công hoặc tạo ra ảo giác rằng các gói tin đến từ một nguồn hợp pháp. Đây là một phương pháp phổ biến trong các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) và tấn công trung gian (Man-in-the-Middle).

Cách hình thức IP Spoofing hoạt động diễn ra như thế nào?
Cách hình thức IP Spoofing hoạt động diễn ra như thế nào?

Cách phát hiện IP Spoofing

  • Kiểm tra log tường lửa và router để phát hiện các hoạt động bất thường, chẳng hạn như một lượng lớn gói tin từ cùng một địa chỉ IP nhưng đến từ nhiều vị trí địa lý khác nhau.
  • Sử dụng hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS) để nhận diện các gói tin có địa chỉ IP giả mạo.
  • Phân tích log mạng bằng Splunk hoặc ELK Stack (Elasticsearch, Logstash, Kibana) để phát hiện các mẫu đáng ngờ và hành vi giả mạo trong log mạng.

Cách phòng tránh IP Spoofing

  • Kích hoạt RPF trên router để chặn không cho các gói tin có địa chỉ IP giả mạo được gửi đến. RPF kiểm tra xem đường đi ngược của một gói tin có khớp với bảng định tuyến hay không, nếu không, gói tin sẽ bị loại bỏ.
  • Cập nhật phần mềm và firmware trên các thiết bị mạng như router, switch và firewall để bảo vệ trước các lỗ hổng bảo mật mới nhất.
  • Sử dụng công cụ như Nagios, Zabbix hoặc SolarWinds để giám sát mạng, theo dõi lưu lượng truy cập và phát hiện các hoạt động bất thường.
  • Thiết lập danh sách ACLs trên router và firewall để lọc và kiểm soát lưu lượng mạng của địa chỉ IP nguồn và đích.

Ví dụ cấu hình ACL trên Cisco Router để chặn IP giả mạo:

access-list 100 deny ip 192.168.1.0 0.0.0.255 any

access-list 100 permit ip any any

interface FastEthernet0/0

ip access-group 100 in

Việc triển khai các biện pháp trên giúp giảm thiểu rủi ro bị tấn công bằng IP Spoofing, bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công mạng nguy hiểm.

Email Spoofing

Email Spoofing là thủ thuật giả mạo địa chỉ email người gửi để khiến người nhận email tin rằng nó đến từ một nguồn chính thống, tin cậy. Kẻ tấn công thường sử dụng phương pháp này để thực hiện các cuộc tấn công lừa đảo (phishing), đánh cắp thông tin cá nhân hoặc phát tán phần mềm độc hại.

Giả mạo Email là 1 hình thức lừa đảo cực kỳ nguy hiểm
Giả mạo Email là 1 hình thức lừa đảo cực kỳ nguy hiểm

Cách nhận diện Email Spoofing

  • Kiểm tra kỹ địa chỉ email người gửi, đặc biệt là phần tên miền. Tin tặc thường thay đổi một vài ký tự trong tên miền để trông giống địa chỉ thật, ví dụ: [email protected] có thể bị giả mạo thành [email protected].
  • Tên miền không khớp với tổ chức chính thức. Nếu email tuyên bố đến từ một tổ chức nhưng phần sau dấu @ không thuộc về tổ chức đó, đây có thể là dấu hiệu của spoofing.
  • Nội dung email đáng ngờ, chẳng hạn như yêu cầu nhấp vào liên kết, tải xuống tệp đính kèm hoặc cung cấp thông tin cá nhân. Các tiêu đề gây kích động như “Bạn đã trúng thưởng!” hay “Cảnh báo bảo mật từ ngân hàng của bạn” cũng là dấu hiệu của lừa đảo.
  • Kiểm tra header của email, vì nó chứa thông tin về đường đi của email. Những chi tiết bất thường trong phần header có thể giúp nhận diện email giả mạo.

Cách phòng tránh Email Spoofing

  • Sử dụng bộ lọc email để chặn các email không rõ nguồn gốc hoặc có dấu hiệu giả mạo.
  • Kiểm tra header email bằng công cụ như MXToolbox để phân tích nguồn gốc và phát hiện các yếu tố đáng ngờ.
  • Phân tích bảo mật email với MailTester để xác minh xem email có tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật hay không.
  • Triển khai các cơ chế xác thực email như SPF (Sender Policy Framework), DMARC (Domain-based Message Authentication, Reporting & Conformance) hay DKIM (DomainKeys Identified Mail).

Việc áp dụng các biện pháp trên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị lừa đảo qua email, bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng nguy hiểm.

DNS Spoofing

Giả mạo DNS hay còn gọi là DNS cache poisoning, là kỹ thuật thao túng dữ liệu DNS nhằm chuyển hướng người dùng đến các trang web giả mạo. Khi bị lừa, người dùng có thể vô tình truy cập vào các trang web độc hại, nơi thông tin cá nhân và tài khoản của họ có nguy cơ bị đánh cắp.

Sơ đồ minh họa cách hoạt động của DNS Spoofing
Sơ đồ minh họa cách hoạt động của DNS Spoofing

Cách nhận diện DNS Spoofing

  • Trước khi truy cập, hãy kiểm tra địa chỉ IP thật của trang web bằng cách sử dụng lệnh nslookup (trên Windows) hoặc dig (trên macOS/Linux).
  • Các tiện ích như DNSSEC Validator hoặc dns twist có thể giúp bạn xác định tính xác thực của dữ liệu DNS.
  • Áp dụng các công cụ giám sát mạng để phân tích lưu lượng DNS và phát hiện sự bất thường.
  • Sử dụng dòng lệnh để kiểm tra: Trên Windows thì mở Command Prompt và thực hiện lệnh nslookup. Còn trên macOS/Linux thì hãy mở Terminal và chạy lệnh dig.

Phương pháp phòng chống DNS Spoofing

  • Triển khai DNSSEC để bảo vệ dữ liệu DNS , các công cụ như DNSSEC Analyzer hoặc DNSViz có thể hỗ trợ quá trình này.
  • Đảm bảo rằng máy chủ DNS và các thiết bị mạng luôn được cập nhật với các bản vá bảo mật mới nhất, giúp loại bỏ các lỗ hổng có thể bị khai thác.
  • Ưu tiên sử dụng các dịch vụ DNS của các nhà cung cấp đáng tin cậy như Google Public DNS, OpenDNS hay Cloudflare DNS, những nhà cung cấp này thường tích hợp các biện pháp bảo mật tiên tiến để chống lại DNS spoofing.
  • Kiểm tra chứng chỉ SSL/TLS của trang web, các trang web hợp pháp thường sử dụng chứng chỉ từ các tổ chức cấp chứng chỉ uy tín. Việc xác minh chứng chỉ bảo mật giúp đảm bảo rằng bạn đang truy cập vào một website an toàn.

Caller ID Spoofing

Caller ID Spoofing là hình thức giả mạo số điện thoại nằm trên thiết bị của bạn khi bạn nhận được cuộc gọi, khiến chúng ta lầm tưởng rằng cuộc gọi đến từ một cá nhân hoặc tổ chức đáng tin cậy. Kẻ gian thường lợi dụng phương pháp này để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân, tài sản hoặc thực hiện các hành vi gian lận khác.

Đánh cắp thông tin thông qua Caller ID Spoofing
Đánh cắp thông tin thông qua Caller ID Spoofing

Dấu hiệu nhận biết Caller ID Spoofing

  • Sử dụng ứng dụng chặn cuộc gọi không mong muốn có thể giúp xác minh danh tính người gọi và cảnh báo các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
  • Trước khi cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào, hãy xác minh số điện thoại bằng cách tìm kiếm trực tuyến hoặc gọi lại qua số chính thức của tổ chức đó.
  • Các tổ chức uy tín như ngân hàng hoặc cơ quan chính phủ hiếm khi yêu cầu thông tin cá nhân, mật khẩu hoặc dữ liệu tài chính qua điện thoại nên bạn hãy cẩn thận với những yêu cầu này.
  • Nếu cuộc gọi thúc ép bạn phải hành động ngay lập tức, yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp mã OTP, đây có thể là dấu hiệu của một cuộc tấn công giả mạo.

Cách ngăn chặn Caller ID Spoofing

  • Sử dụng dịch vụ tra cứu số điện thoại: Các trang web như Whitepages, Spokeo hay Truecaller có thể giúp bạn kiểm tra xem số điện thoại gọi đến có liên quan đến lừa đảo hay không.
  • Kiểm tra lịch sử cuộc gọi: Nếu một số điện thoại lạ gọi nhiều lần trong thời gian ngắn, có khả năng đó là một số giả mạo.
  • Cảnh giác với các cuộc gọi từ số lạ quốc tế: Kẻ lừa đảo thường sử dụng số điện thoại quốc tế để giả mạo danh tính, vì vậy hãy thận trọng nếu nhận được cuộc gọi từ một quốc gia xa lạ.

>> Xem thêm:

Cẩn thận với Dusting attack khi ví của bạn bị theo dõi mà không hề hay biết

Phishing attack là gì và làm sao để tránh bị đánh cắp thông tin?

Trong thực tế Spoofing diễn ra như thế nào?

Trong những năm qua, tội phạm mạng đã liên tục thực hiện spoofing để đánh cắp thông tin nhạy cảm từ cá nhân, tổ chức và thậm chí cả các cơ quan chính phủ. Dưới đây là một số vụ tấn công spoofing điển hình đã gây chấn động thế giới:

Spoofing nhắm vào OPCW (2018)

Năm 2018, cơ quan tình báo quân sự Nga GRU đã triển khai bảy đặc vụ để thực hiện một chiến dịch spoofing nhằm vào Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW). Nhóm này tìm cách xâm nhập vào hệ thống của OPCW bằng cách đánh cắp thông tin đăng nhập và thâm nhập vào các tài khoản nội bộ.

Kế hoạch của họ bao gồm việc gửi email spear-phishing giả mạo, sử dụng máy chủ proxy, phần mềm độc hại và danh tính giả để che giấu dấu vết. Tuy nhiên, trước khi kịp thực hiện thành công, hoạt động này đã bị phát hiện và ngăn chặn.

GRU Nga triển khai 7 đặc vụ spoofing nhằm xâm nhập hệ thống OPCW
GRU Nga triển khai 7 đặc vụ spoofing nhằm xâm nhập hệ thống OPCW

Spoofing nhắm vào tổ chức WHO trong đại dịch COVID-19

Vào thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã trở không may trở thành nạn nhân của 1 cuộc spoofing tinh vi.

Những kẻ gian đã tạo ra một trang web độc hại, sau đó sao chép hệ thống email nội bộ của WHO, đánh lừa nhân viên đăng nhập vào trang giả mạo. Mục tiêu của chúng là đánh cắp mật khẩu và thu thập các thông tin quan trọng liên quan đến COVID-19, bao gồm dữ liệu xét nghiệm, nghiên cứu vắc-xin và phương pháp điều trị.

Giả mạo tài khoản X để lừa đảo tiền mã hóa

Cũng trong năm 2020, mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đã chứng kiến một cuộc tấn công spoofing quy mô lớn, cho phép tội phạm mạng chiếm quyền kiểm soát hàng loạt tài khoản của những người nổi tiếng.

Những kẻ tấn công đã sử dụng kỹ thuật xã hội để lừa nhân viên X cung cấp quyền truy cập vào hệ thống nội bộ. Sau đó, chúng mạo danh các nhân vật có tầm ảnh hưởng để đăng tải các bài viết kêu gọi người dùng chuyển Bitcoin đến một ví tiền mã hóa.

Chiêu trò này đã giúp bọn tội phạm thu về hơn 100.000 USD trong thời gian ngắn, đồng thời làm dấy lên lo ngại về lỗ hổng bảo mật của nền tảng mạng xã hội này.

Những tài khoản Tweet của người nổi tiếng bị kẻ gian chiếm đoạt và đăng tin giả mạo
Những tài khoản Tweet của người nổi tiếng bị kẻ gian chiếm đoạt và đăng tin giả mạo

Yếu tố nào làm giảm hiệu quả của spoofing?

Spoofing có thể trở nên kém hiệu quả và rủi ro hơn khi thị trường xuất hiện những biến động ngoài dự đoán.

Chẳng hạn, giả sử một trader muốn thực hiện spoofing ở vùng kháng cự bằng cách đặt lệnh bán giả. Nếu thị trường bất ngờ có một đợt tăng giá mạnh, cộng với tâm lý FOMO từ các nhà giao dịch nhỏ lẻ thúc đẩy biến động lớn, các lệnh giả có thể bị khớp ngay lập tức. Điều này đi ngược lại ý đồ của “spoof thủ”, vì mục đích ban đầu không phải là thực sự tham gia vị thế. Tương tự, một đợt short squeeze hoặc một cú sập nhanh cũng có thể khiến các lệnh lớn bị khớp ngay trong tích tắc.

Khi xu hướng thị trường chủ yếu được dẫn dắt bởi dòng tiền từ thị trường giao ngay, spoofing càng trở nên rủi ro hơn. Ví dụ, nếu một xu hướng tăng được thúc đẩy bởi nhu cầu mua thực sự trên thị trường giao ngay, thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đối với tài sản cơ bản, thì việc dùng spoofing để thao túng giá sẽ khó đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của yếu tố này còn phụ thuộc vào bối cảnh thị trường và nhiều biến số khác.

Spoofing có được xem là vi phạm pháp luật không?

Câu trả lời là có, spoofing là hành vi vi phạm pháp luật tại hầu hết các thị trường tài chính, bao gồm cả crypto. Đây được xem là một hình thức thao túng thị trường, bị giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc bởi các cơ quan quản lý tài chính như SEC hay CFTC. Các quy định hiện hành đã nghiêm cấm hành vi spoofing cũng như các hình thức giao dịch lừa đảo khác.

Spoofing xảy ra khi một cá nhân hoặc tổ chức đặt các lệnh giao dịch giả mà không có ý định thực hiện, nhằm tạo ra một bức tranh sai lệch về cung cầu trên thị trường. Hành vi này khiến giá tài sản dao động một cách không tự nhiên, gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư hợp pháp, khiến họ đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu bị thao túng.

Hậu quả của spoofing không chỉ làm xói mòn tính minh bạch của thị trường, mà còn làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư. Nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến biến động giá bất thường và gây tổn thất lớn cho những người tham gia thị trường.

Spoofing là hành vi thao túng thị trường bị cấm trong tài chính, bao gồm cả crypto
Spoofing là hành vi thao túng thị trường bị cấm trong tài chính, bao gồm cả crypto

Các cơ quan quản lý và sàn giao dịch hiện nay sử dụng các hệ thống giám sát tiên tiến để phát hiện và ngăn chặn hành vi spoofing. Những cá nhân hoặc tổ chức bị phát hiện có thể phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc, bao gồm:

  • Phạt tiền đáng kể lên đến hàng triệu USD.
  • Lệnh cấm giao dịch, khiến cá nhân hoặc tổ chức vi phạm không thể tham gia vào thị trường tài chính.
  • Truy tố hình sự, có thể dẫn đến án tù trong các trường hợp nghiêm trọng.

Để duy trì tính công bằng và bền vững của thị trường tài chính, các nhà đầu tư và nhà giao dịch cần tuân thủ các quy định hiện hành, tránh bất kỳ hành vi gian lận hoặc thao túng nào. Một thị trường minh bạch và công bằng không chỉ bảo vệ lợi ích của tất cả các bên tham gia, mà còn giúp xây dựng niềm tin vững chắc vào hệ thống tài chính.

Tác hại của spoofing đối với thị trường

Mặc dù spoofing là hành vi bất hợp pháp và bị cấm trong nhiều thị trường tài chính, nhưng tác động tiêu cực của nó không chỉ dừng lại ở việc vi phạm quy định. Thực tế, spoofing có thể bóp méo quy luật cung cầu, tạo ra những biến động giá khiến thị trường hoạt động không minh bạch. Những kẻ thao túng có thể lợi dụng điều này để điều hướng giá theo ý muốn, trục lợi từ những biến động không phản ánh đúng giá trị thực của tài sản.

Các cơ quan quản lý tài chính ở Mỹ đã nhiều lần cảnh báo về các nguy cơ thao túng thị trường. Một ví dụ điển hình là vào tháng 12/2020, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã từ chối hàng loạt đề xuất thành lập quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin (ETF).

ETF Bitcoin được kỳ vọng sẽ giúp các nhà đầu tư truyền thống tiếp cận dễ dàng hơn với Bitcoin. Tuy nhiên, SEC lo ngại rằng thị trường Bitcoin vẫn dễ bị thao túng bởi những hành vi spoofing, khiến ETF không thể được phê duyệt vào thời điểm đó.

Dù vậy, bối cảnh thị trường tiền mã hóa đang dần thay đổi. Với thanh khoản ngày càng cao và sự tham gia của các tổ chức tài chính lớn, Bitcoin có thể dần trở nên minh bạch hơn. Điều này có thể giúp giảm thiểu các hành vi spoofing và mở đường cho sự chấp thuận của các quỹ ETF.

So sánh giữa Spoofing và các hình thức tấn công mạng khác

Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa các hình thức tấn công mạng giúp người dùng và tổ chức áp dụng các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ hệ thống hiệu quả hơn. Ta có bảng so sánh cụ thể dưới đây:

Hình thức tấn công Mục tiêu Phương thức
Spoofing Giả mạo danh tính hoặc thông tin để đánh lừa hệ thống hoặc người dùng. Giả mạo địa chỉ IP, email, số điện thoại hoặc các thông tin khác để tạo niềm tin với nạn nhân.
Phishing (Lừa đảo) Thu thập thông tin nhạy cảm như tên đăng nhập, mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng bằng cách giả mạo một thực thể đáng tin cậy. Gửi email, tin nhắn hoặc tạo trang web giả mạo để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân.
Man-in-the-Middle (Tấn công trung gian) Chặn và có thể thay đổi thông tin liên lạc giữa hai bên mà họ không hề hay biết. Kẻ tấn công đặt mình giữa hai bên giao tiếp, chặn và có thể thay đổi thông tin truyền tải.
Denial-of-Service (Tấn công từ chối dịch vụ – DoS) Làm gián đoạn hoặc ngừng cung cấp dịch vụ của một hệ thống, máy chủ hoặc mạng. Tạo ra lưu lượng truy cập lớn hoặc khai thác lỗ hổng để làm quá tải hệ thống mục tiêu.
Brute Force (Tấn công vét cạn) Đoán mật khẩu hoặc khóa mã hóa bằng cách thử tất cả các kết hợp có thể. Sử dụng các chương trình tự động để thử nhiều kết hợp mật khẩu hoặc khóa cho đến khi tìm ra.
Malware (Phần mềm độc hại) Gây hại cho hệ thống, đánh cắp thông tin hoặc kiểm soát hệ thống mà không được phép. Phát tán phần mềm độc hại như virus, worm, trojan horse để xâm nhập và gây hại cho hệ thống.

Spoofing là gì đã được Traderforex trình bày cực kỳ chi tiết trong bài viết trên. Đây là một hình thức giả mạo nguy hiểm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, từ đánh cắp thông tin cá nhân đến thao túng thị trường tài chính.

Để bảo vệ bản thân và tổ chức, mỗi cá nhân cần trang bị kiến thức về spoofing, có thể nhận diện các dấu hiệu bất thường và áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Đồng thời, các cơ quan quản lý hiện nay cũng ngày càng siết chặt các quy định nhằm ngăn chặn hành vi này, đảm bảo sự minh bạch và công bằng trên thị trường. Nhận thức đúng đắn và chủ động phòng vệ chính là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro từ các cuộc tấn công giả mạo Spoofing.

Bạn thấy bài viết này hữu ích ?
Bài viết liên quan:
Để lại một bình luận