Phí gas là gì? Làm sao để tiết kiệm gas fee khi giao dịch?

Phí gas là gì? Nếu trader đã có tìm hiểu bao quát về những kiến thức liên quan đến thị trường thì chắc hẳn gas fee là gì sẽ không phải là một thuật ngữ xa lạ. Thuật ngữ này rất quan trọng vì sẽ có phần nào tác động đến lợi nhuận cuối cùng mà bạn nhận được. Hiện nay việc hướng dẫn giao dịch để tiết kiệm phí gas ngày càng trở nên phổ biến, vì lẽ đó mà bài viết này sẽ có thêm một vài tips để trader có thể tiết kiệm khoản phí gas khi giao dịch.

Phí Gas là gì?

Gas fee là gì? Chẳng hạn khi bạn tiến hành giao dịch hay triển khai smart contract ở mạng lưới blockchain như Ethereum thì trader phải chi trả phí Gas tương ứng cho khối lượng công việc đã được yêu cầu bởi giao dịch đó sẽ được gọi là gas fee. Có thể thấy Gas giữ vai trò là một đơn vị để tính toán thời gian và Gas fee chính là số tiền mà trader phải chi trả để tiến hành công việc đó.

Phí gas không được xác định dựa trên giá trị tài sản giống ETH mà sẽ được xác định bằng ETH và hiển thị ở dạng Gas Price hay giá cho mỗi đơn vị Gas. Trader có thể chọn ngưỡng giá Gas cao hơn nếu họ có nhu cầu được xử lý giao dịch nhanh hơn nhưng nó sẽ đồng nghĩa với việc mức phí chi trả cho việc này sẽ tương ứng với nhu cầu của trader.

Tuỳ thuộc vào trạng thái của mạng lưới mà phí gas sẽ có sự thay đổi. Ở các thời kỳ mà mạng gặp tình trạng quá tải thì gas fee sẽ được đẩy lên cao vì những giao dịch sẽ cạnh tranh với nhau để được ưu tiên xử lý trước. Điều này tác động trực tiếp đến thời gian và chi phí cho việc xác nhận giao dịch.

Gas fee ở Ethereum sẽ tỷ lệ thuận với công việc mà trader yêu cầu
Gas fee ở Ethereum sẽ tỷ lệ thuận với công việc mà trader yêu cầu

Việc tìm hiểu kỹ gas fees vô cùng quan trọng đối với ai có ý định gia nhập vào thị trường tiền mã hoá, đặc biệt là những trader thường xuyên mở lệnh giao dịch hay sử dụng những dịch vụ của smart contract ở blockchain. Quản lý tốt gas fee sẽ hỗ trợ nhà đầu tư trong việc tối ưu hóa khoản chi phí cũng như tiết kiệm thời gian giao dịch.

Gas Limit có điểm gì khác với Gas Price?

Gas phí được cấu trúc bởi 2 phần vô cùng quan trọng mà người dùng phải lưu ý:

  • Gas Limit
  • Gas Price
Có 2 thành phần cốt lõi mà nhà giao dịch cần để ý tới là Gas Limit và Gas Price
Có 2 thành phần cốt lõi mà nhà giao dịch cần để ý tới là Gas Limit và Gas Price

Cụ thể:

Gas Limit

Gas Limit được định nghĩa là tối đa lượng gas mà trader sẵn lòng chi trả nhằm tiến hành một hoạt động hay xác nhận một giao dịch. Tùy thuộc vào loại giao dịch cũng như thời gian mà giá trị Gas limit đã được mặc định sẽ có sự thay đổi. Trader có quyền được tự đặt hạn mức gas.

Mức độ quan trọng của gas limit trong việc hoàn thành giao dịch fon tùy thuộc vào độ phức tạp mà giao dịch đó yêu cầu. Với độ phức tạp của giao dịch càng cao thì lượng tài nguyên cũng như gas cần để xử lý giao dịch cũng sẽ càng nhiều.

Gas Price

Gas Price được định nghĩa là số tiền được tình bằng token gốc trên blockchain giao dịch mà trader sẵn lòng chi trả cho mỗi đơn vị của gas.

Gas Price có tác động trực tiếp vào tốc độ của việc xác nhận giao dịch từ miner/validator ở network cũng như chuyển chúng đến block mới.

  • Nếu trader sẵn lòng trả mức gas price càng cao thì phần thưởng mà miner/validator nhận được sẽ càng lớn, từ đó mà miner/validator sẽ ưu tiên xác nhận cho giao dịch của trader càng nhanh.
  • Trái lại, trader người dùng không sẵn lòng để trả mức gas price cao thì thời gian trader đợi để xác nhận giao dịch sẽ lâu hơn. Nếu đó là một giao dịch không gấp thì trader có thể đặt mức gas price xuống thấp để tiết kiệm chi phí.

Đặc biệt ở mạng lưới blockchain của Ethereum đơn vị tính Gas Price chính là Gwei, Chính Gwei cũng là một mệnh giá được tính bằng ETH, 1 Gwei = 0,000000001 ETH (10-9 ETH).

Ví dụ: Giả sử thay vì phải nói dài dòng mức gas fee là 0,000000001 ETH thì trader có thể nói ngắn gọn Gas Fee là 1 Gwei. Hiện tại, mạng lưới Ethereum đang là nền tảng blockchain có sức hút vô cùng lớn đối với những dApp để họ dựa vào đó để xây dựng cũng như phát triển. Trader thuộc hệ DeFi bắt buộc cần biết rõ về hệ thống của Ethereum cũng như gas fee ở Ethereum để nắm bắt được xu hướng hiện tại của thị trường.

Ví dụ khi mở giao dịch, đặt gas Limit Ethereum ở mức 21,000 và Gas Price ở mức 106 Gwei. Có nghĩa là người dùng sẵn sàng trả 0,002226 ETH để giao dịch được thực hiện. Tức là trader sẽ sẵn lòng chi 0,002226 ETH cho việc xử lý giao dịch trên nền tảng.

Tại sao Gas Fee lại quan trọng?

Gas Fee xuất hiện đã đem lại:

  • Spam mạng lưới đã bị hạn chế, tính bảo mật của network ngày càng được nâng cao
  • Hiệu suất để tiến hành những thuật toán xử lý giao dịch được cải thiện đáng kể. Những nhà phát triển cần nỗ lực hơn nữa để có thể giới hạn các bước cần sử dụng trong việc mở giao dịch để hạn chế tốn kém.
  • Năng lượng máy tính đã được miner sử dụng trong việc nỗ lực xử lý giao dịch sẽ thông qua việc thu phí gas để chi trả.
Sự tồn tại của gas fee là chi phí cho sự nỗ lực xử lý giao dịch của miner
Sự tồn tại của gas fee là chi phí cho sự nỗ lực xử lý giao dịch của miner

Gas Fee và tác động vào Blockchain

Gas Fee giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống của blockchain:

Vai trò của phí Gas trong blockchain

Gas Fee chính là nguồn thu nhập của những người gia nhập vào hoạt động mining (đào) hay xác nhận những giao dịch ở mạng blockchain. Gas Fee giữ vai trò tương tự cơ chế với khả năng tự điều chỉnh, thúc đẩy cho mọi người gia nhập vào mạng lưới nhằm cung cấp công việc bảo mật và tính toán.

Việc đặt ra mức Gas Fee sẽ hỗ trợ ngăn chặn những cuộc tấn công DDoS thông qua việc yêu cầu người gửi phải bỏ ra một khoản phí nhằm tránh gửi số lượng yêu cầu không được mong muốn quá nhiều.

Tác động của Gas Fee lên tính phi tập trung của blockchain

Gas Fee tác động trực không hề nhỏ vào tính phi tập trung của mạng lưới blockchain

  • Tạo điều kiện cho sự cạnh tranh cùng tính dân chủ: Mức phí gas sẽ được thị trường xác định, từ đó tạo môi trường cạnh tranh cho những người gửi giao dịch cho nhau. Điều này hỗ trợ duy trì tính chất dân chủ ở quá trình quyết định chọn chi phí hay tốc độ.
  • Người dùng được kiểm soát mức chi phí của họ: Trader được quyền tự điều chỉnh mức phí mà họ muốn chi trả cho việc xử lý giao dịch
  • Không phụ thuộc vào bất kỳ đơn vị tổ chức và cơ quan nào: Phí gas hỗ trợ loại trừ sự phụ thuộc vào cơ quan hay đơn vị tổ chức bất kỳ nào, tô đậm lên tính chất phi tập cũng cũng như sự minh bạch và rõ ràng của hệ thống blockchain.
Phí gas đã giúp cho blockchain tô đậm đặc tính phi tập trung của hệ thống
Phí gas đã giúp cho blockchain tô đậm đặc tính phi tập trung của hệ thống

Gas Fee và các tác động đến DApp

Ở môi trường phát triển của dApp, gas fee cũng giữ vai trò quan trọng.

Vai trò của phí Gas trong DApp

Đây là nguồn thu nhập chính và vô cùng quan trọng để dApp có thể phát triển và duy trì là gas fee. Trader sẽ chi trả khoản phí này nhằm đảm bảo về tính ổn định cũng như hiệu quả từ ứng dụng. Phí Gas sẽ tạo ra sự thúc đẩy đổi với những nhà phát triển nói riêng và cộng đồng nói chung đóng góp cho việc nâng cấp và xây dựng dApp.

Bên cạnh đó, phí gas còn hỗ trợ việc quản lý tài nguyên của mạng thông qua việc đặt mức giới hạn chi phí, hạn chế tình trạng bị quá tải cũng như bảo vệ cho mạng lưới tránh những đợt tấn công.

Những chiến lược để quản lý gas fee ở môi trường DApp

Ngoài việc giữ vai trò quan trọng đối với việc duy trì cho mạng lưới của blockchain thì gas fee còn tác động trực tiếp đến trải nghiệm của trader và sự duy trì, phát triển của dApp. Hoạt động quản lý phí Gas để đạt được hiệu quả cao chính là chìa khóa quyết định về sự thành công trong môi trường này của dApp.

  • Cân nhắc chọn mức Gas Price: Trader dùng dApp phải xem xét cẩn trọng nếu chọn mức gas Price. Sự cân nhắc trên có liên quan đến sự ưu tiên đối với tốc độ xác nhận cũng như chi phí.
  • Gas Limit dựa trên nhu cầu cụ thể: dApp là những ứng dụng có tính chất khá đặc biệt, trader phải xác định được ngưỡng gas limit dựa trên nhu cầu mà họ cần nhằm đảm bảo cho giao dịch diễn ra đúng quy trình.
  • Áp dụng công nghệ của Layer 2 (Lớp 2): Một vài dApp có khả năng dùng những giải pháp của Layer 2 chẳng hạn như zk-rollups hay Optimistic nhằm giảm mức phí gas cũng như gia tăng về hiệu suất.
  • Thông báo mức chi phí đến người dùng: dApp sẽ gửi thông báo mức phí Gas dự kiến đên người dùng trước lúc họ thực thi giao dịch, hỗ trợ họ trong việc ra quyết định đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc minh bạch của mạng lưới.
Trải nghiệm của trader cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi gas fee
Trải nghiệm của trader cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi gas fee

Phí Gas ở những Blockchain

Giao dịch ở Blockchain nào thì Gas fee sẽ được trả bằng coin ở blockchain đó. Điều trên đồng nghĩa là tùy vào nền tảng của blockchain như thế nào mà đơn vị để tính phí gas cũng sẽ khác nhau.

Hiểu theo một cách khác thì khi triển khai giao dịch hoặc muốn đổi token của blockchain nào thì người dùng nên sử dụng đồng coin gốc ở blockchain đó để thanh toán phí gas.

Gas Fee ở mỗi blockchain đều hoàn toàn khác nhau, trader muốn tiến hành giao dịch ở blockchain nào thì cần đảm bảo trader phải có đồng coin gốc ở blockchain đó để làm gas. Chẳng hạn:

  • Ethereum: lưu trữ, mua,bán token ERC20 như USDT, ERC20, ETH,.. phí gas được trả thông qua đồng ETH (Ether).
  • Solana: Lưu trữ,mua,bán token SPL như RAY, SRM,…phí gas được trả bằng đồng SOL (Solana).
  • Binance Smart Chain: Lưu trữ, mua, bán token BEP20,…phí gas được trả bởi đồng BNB (Binance Coin).

Khi trader vẫn còn đang phân vân không biết nên chọn đồng coin nào để trả phí giao dịch (gas fee) cho blockchainn nào thì có thể tham khảo bảng tổng hợp mức phí bên dưới:

Bảng tổng hợp mức Phí gas ở các blockchain đang thịnh hành trên toàn cầu
Bảng tổng hợp mức Phí gas ở các blockchain đang thịnh hành trên toàn cầu

Chú thích:

  • Father Token: Có nghĩa là đồng coin trader dùng làm đồng coin gốc trả gas fee tương ứng cho những blockchain
  • Child Token: Là các chuẩn token nhận sự hỗ trợ của các blockchain tương ứng.

Vì sao Gas Fee lại biến động?

Gas Fee không cố định mà dao động theo thời gian và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi của Gas Fee trong blockchain:

Độ tắc nghẽn của mạng lưới

Khi lượng giao dịch trên blockchain tăng cao, số lượng giao dịch cần xác nhận nhiều hơn khả năng xử lý của mạng và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Lúc này, người dùng sẵn sàng trả Gas Fee cao hơn để giao dịch được ưu tiên xử lý trước khiến chi phí giao dịch tăng lên.

Cạnh tranh thị trường

Gas Fee hoạt động theo cơ chế đấu giá, nơi người dùng đặt giá Gas để giao dịch được thực hiện nhanh nhất có thể. Khi có nhiều người muốn thực hiện giao dịch cùng lúc, mức giá Gas trung bình có xu hướng tăng do sự cạnh tranh giữa các giao dịch.

Biến động giá ETH

Vì Gas Fee được tính theo đơn vị ETH (hoặc token gốc của blockchain tương ứng), sự thay đổi giá trị ETH ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí giao dịch. Khi giá ETH tăng, mặc dù số lượng ETH cần trả có thể không đổi, nhưng giá trị quy đổi sang USD hoặc các đơn vị tiền tệ khác sẽ cao hơn.

Mức độ phức tạp của giao dịch

Không phải tất cả giao dịch trên blockchain đều tiêu tốn cùng một lượng Gas. Những giao dịch đơn giản như chuyển token giữa các ví thường có phí thấp, trong khi các giao dịch phức tạp hơn như thực thi hợp đồng thông minh hoặc tương tác với DeFi protocols, đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán hơn và do đó tốn nhiều Gas hơn.

Cấu hình Gas Fee của người dùng

Khi gửi giao dịch, người dùng có thể tự điều chỉnh Gas Price và Gas Limit. Nếu đặt Gas Price thấp, giao dịch có thể bị trì hoãn hoặc không được xác nhận. Ngược lại, nếu Gas Price cao, giao dịch sẽ được ưu tiên thực hiện nhanh hơn.

Ứng dụng Layer 2 và công nghệ tối ưu hóa

Các giải pháp mở rộng như Layer 2 (ví dụ: Optimistic Rollups, ZK-Rollups) giúp xử lý giao dịch ngoài chuỗi chính (Layer 1) và chỉ ghi dữ liệu cuối cùng lên blockchain chính, giảm tải cho mạng và cắt giảm chi phí Gas. Ngoài ra, các cải tiến về cơ chế tính phí (như EIP-1559 trên Ethereum) cũng giúp tối ưu hóa mức Gas Fee.

Optimistic Rollups và ZK-Rollups xử lý giao dịch ngoài chuỗi chính, giảm tải và chi phí Gas
Optimistic Rollups và ZK-Rollups xử lý giao dịch ngoài chuỗi chính, giảm tải và chi phí Gas

Gas Fee bị chi phối bởi nhiều yếu tố từ tình trạng mạng lưới, sự cạnh tranh giữa người dùng, biến động giá ETH, mức độ phức tạp của giao dịch cho đến các công nghệ tối ưu hóa. Việc hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp người dùng điều chỉnh chiến lược giao dịch để tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu suất.

>> Xem thêm: Merkle Tree là gì? Vì sao cây Merkle đóng vai trò quan trọng trong Blockchain?

Cách giao dịch để tiết kiệm và tối ưu hoá Gas Fee

Bên dưới là các phương thức hỗ trợ bạn tiết kiệm gas fee khi giao dịch mà bạn có thể cân nhắc:

Phương thức tối ưu hóa hoạt động giao dịch nhằm giảm thiểu chi phí

Cùng khám phá các phương thức tối ưu hóa giao dịch để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả ngay dưới đây nhé:

  • Tối giản hóa đối với công việc tính toán: Hạn chế sử dụng số lượng lệnh tính toán có độ phức tạp cao quá nhiều ở hợp đồng thông minh nhằm giảm Gas Used. Mã nguồn được tối ưu hóa sẽ làm giảm đi chi phí.
  • Chọn đúng dạng giao dịch: Dùng loại giao dịch thích hợp với mục đích. Chẳng hạn, dùng giao dịch “CALL” thay cho “DELEGATE CALL” khi có thể vì sẽ tiết kiệm được chi phí.
  • Sử dụng những giải pháp của layer 2: Xem xét dùng những giải pháp lớp 2 như zk-rollups hay Optimistic Rollups nhằm triển khai những giao dịch ở ngoại tuyến với mức chi phí thấp hơn.
  • Thực hiện Batch Transactions: Đồng loạt gửi nhiều giao dịch sẽ có khả năng giảm chi phí vì khai thác tối đa việc dùng gas vào mỗi giao dịch.
Có nhiều phương thức có thể làm giảm đi mức phí gas mà trader cần chi trả
Có nhiều phương thức có thể làm giảm đi mức phí gas mà trader cần chi trả

Những chiến lược lựa chọn mức Gas Fee ở quá trình gửi giao dịch

Hãy cùng tìm hiểu cách lựa chọn mức Gas Fee phù hợp để tối ưu hóa chi phí và tốc độ giao dịch, đừng bỏ lỡ những chiến lược hiệu quả này nhé.

  • Theo dõi tình trạng của mạng lưới: Hoạt động trên sẽ hỗ trợ cho trader lựa chọn ra mức gas phù hợp. Nếu mạng đang ở trạng thái quá tải, có khả năng phải chọn mức phí gas cao hơn để nhận được sự ưu tiên.
  • Sử dụng những dịch vụ cho hoạt động dự báo phí Gas: Dùng những dịch vụ để dự báo về mức phí gas trong trực tuyến nhằm đoán mức giá phù hợp với yêu cầu về tốc độ của trader.
  • Cân nhắc việc lựa chọn giữa tốc độ hay chi phí: Đối với các giao dịch không quá gấp, không cần sự ưu tiên, trader có thể chọn ra mức gas free ở mức thấp để tiết kiệm chi phí dù tốc độ xử lý sẽ bị chậm đi.
  • Lựa chọn ngưỡng Gas Limit thích hợp: Xác định mức Gas Limit dựa vào công việc chi tiết mà giao dịch thực hiện, không nên đặt ngưỡng quá cao nhằm hạn chế mức chi phí tốn kém không cần thiết.

Bằng việc ứng dụng các chiến lược được đề xuất ở trên, trader có thể tối ưu hóa được gas fee đồng thời đạt được sự cân bằng về chi phí và tốc độ ở quá trình xử lý giao dịch ở mạng lưới của blockchain.

Trên đây là những thông tin quan trọng về phí Gas là gì mà TraderForex muốn gửi đến bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo tại TraderForex để cập nhật thêm kiến thức đầu tư tài chính và tối ưu hóa lợi nhuận một cách hiệu quả nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích ?
Bài viết liên quan:
Để lại một bình luận