Đến nay, nguyên nhân khủng hoảng kinh tế năm 2008 vẫn được nhắc đến như một sự kiện có tác động sâu rộng đến nền tài chính toàn cầu. Làn sóng này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các khu vực trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Tuy vậy, lý do dẫn đến cuộc khủng hoảng này vẫn chưa được nhiều người hiểu rõ. Trong bài viết này, traderforex sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, diễn biến và những hệ quả mà sự kiện lịch sử này đã để lại.
Các mồi châm nào là nguyên nhân khủng hoảng kinh tế lớn năm 2008?
Hầu như tất cả mọi người trên thị trường tài chính đều biết đến mức độ đáng sợ của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra vào năm 2008. Cuộc khủng hoảng này không tự nhiên xuất hiện mà nó được hình thành bởi nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể như sau:
Bong bóng thị trường bất động sản
Theo như phân tích dựa trên nguồn tin khác nhau, được biết cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 được bắt đầu từ Mỹ và lan rộng ra khắp thế giới, sau sự kiện này cũng tiêu tan tại nơi nó hình thành.
Khoảng đầu những năm 2000, mức giá nhà đất tại các khu vực thuộc Mỹ tăng đáng kể, nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do ngân hàng cho vay qua loa, không nhiều bước đánh giá khách hàng. Thậm chí, đối với những người vay có tín dụng xấu vẫn tiến hành vay được.
Thời điểm đó, hàng loạt người cùng nhau vay tiền ngân hàng để mua nhà với lãi suất thấp, không ngờ đến sau đó nó lại tăng vọt làm cho mọi người không đủ khả năng chi trả. Đến khi người vay không thể trả tăng chóng mặt làm ảnh hưởng đến giá trị nhà đất giảm sâu, chính thức bong bóng nhà đất vỡ.
Chứng khoán hóa và các công cụ tài chính phức tạp
Bên cạnh đó, các khoản vay được chuyển thành chứng khoán thế chấp và xuất hiện các công cụ tài chính phái sinh cũng là nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.
Những chứng khoán hóa sẽ được thu mua lại từ các nhà đầu tư trên toàn thế giới và sở hữu vị trí tốt tại các cơ quan đánh giá tín dụng. Từ đây, xây dựng nên bức tường bảo vệ ảo, các khách hàng sẽ nhìn nhận dự án này không tiềm ẩn nhiều rủi ro và tự tin đầu tư với số tiền lớn.
Đến thời điểm nhà đầu tư không thể chi trả nổi, giá chứng khoán lao dốc làm cho nhiều trader và tổ chức tài chính hứng chịu hậu quả lớn.
Sự sụp đổ của các tổ chức tài chính lớn trong lĩnh vực
Khủng hoảng kinh tế năm 2008 càng trở nên cao trào hơn khi nhiều tổ chức có tiếng tăm trong ngày đồng loạt phá sản.
Tháng 9 năm 2008, ngân hàng lớn nhất thế giới là Lehman Brothers đã tuyên bố phá sản, điều này làm thị trường chấn động và xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực. Nhiều ngân hàng đã tiến hành cho vay qua lại với nhau làm mất tính thanh khoản.
>> Xem thêm: Force Sell là gì? Cách nhận biết và phòng ngừa trong thị trường tài chính
Không áp dụng hiệu quả chính sách của FED và các gói cứu trợ
Càng làm cho cuộc khủng hoảng trở nên xấu hơn là do áp dụng gói FED không thành công. Khi đối mặt với điều này, FED và Chính phủ đã cố gắng để kiểm soát diễn biến bằng việc giảm lãi, hỗ trợ nhiều gói cứu trợ như: Emergency Economic Stabilization Act 2008. Tuy nhiên, các chính sách được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cung cấp đã không thể giải quyết được tình trạng lúc bấy giờ.
Những tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
Sau khi hiểu rõ được nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008, bạn cũng nắm được những sự kiện lớn dẫn đến diễn biến đáng sợ này. Không dừng lại ở đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cũng gây nên thiệt hại nặng nề lên toàn bộ thị trường.
Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Mỹ đã xâm lấn vào thị trường của nhiều quốc gia khác trên toàn cầu, tình trạng chung trên thế giới đều đang đối mặt với cuộc suy thoái nặng nề. Khi đó, mức GDP thế giới giảm sâu, những đất nước phát triển và đang phát triển phải chịu tình cảnh chung của nền kinh tế trên thị trường.
Cụ thể, mức GDP của Mỹ đã giảm đến 4.3% trong năm 2009, đây là mức thấp nhất kể từ năm 1929 – cuộc suy thoái kinh tế.
>> Xem thêm: Suy thoái kinh tế nên đầu tư gì? Đừng giữ tiền nhàn rỗi, hãy đầu tư đúng cách
Đẩy mạnh tỷ lệ nợ công
Khi đối mặt với tình trạng này, một số quốc gia sử dụng chính sách tăng nợ công giúp ngân hàng duy trì và ổn định nền kinh tế. Đặc biệt, Chính phủ Mỹ đã đưa ra gói cứu trợ có tên TARP có giá đến 700 tỷ USD, cùng với đó mà nhiều gói khôi phục khác có giá trị khoảng 787 tỷ USD năm 2009.
Tác động đến việc tăng trưởng kinh tế dài hạn
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 chỉ không mang đến hậu quả nhất thời mà còn kéo dài trong tương lai, trong nhiều năm liên tiếp kinh tế không tăng trường mà lại tụt giảm. Nhiều đất nước thuộc Châu Âu như Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ chính sách tăng công nợ và có được hối cứu trợ từ Liên minh Châu Âu.
Tình trạng thất nghiệp kéo dài
Thời điểm đó, tỷ lệ thất nghiệp chỉ riêng Mỹ đã tăng đến 10% vào tháng 10/2009, trong vòng 25 năm qua đây là mức tăng cao nhất. Nhiều công ty, doanh nghiệp tiến hành kế hoạch sa thải nhân viên và sụp đổ, vì thế lượng thất nghiệp ngày càng tăng cao, cụ thể đến hàng triệu người.
Nhiều giá trị tài sản khác nhau đồng loạt giảm
Khủng hoảng kinh tế 2008 cũng kéo theo nhiều loại tài sản của các gia đình hay tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ giảm sâu đến 20%. Cụ thể, mùa thu năm 2007 từ 69 nghìn tỷ USD xuống còn 55 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2009, đã có đến 14 nghìn tỷ USD bay màu.
Lĩnh vực bất động sản lao dốc
Nhất là đối với thị trường Mỹ, mức giá nhà đất giảm sâu sau khi bong bóng nhà đất tại đây bị phá vỡ. Sau cùng, nhiều khách hàng bị thu hồi lại nhà đất và thị trường bất động sản rơi vào thời kỳ suy thoái mạnh mẽ.
Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính sụp đổ
Một trong những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 là làm cho nhiều ngân hàng hàng đầu thế thế giới hay tổ chức tài chính phá sản. Trong số đó có cả Lehman Brothers – ngân hàng lớn nhất nước Mỹ buộc phải tạm dừng hoạt động và thua lỗ đến 600 tỷ USD, sau thất bại của Lehman Brothers thì nhiều ngân hàng khác cũng sụp đổ ngay sau đó. Bên phía Chính phủ Hoa Kỳ cũng hỗ trợ các ngân hàng, điển hình như Citigroup với số tiền 45 tỷ USD và các công ty bảo hiểm lớn như AIG.
Tác hại nhận lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 2008
Diễn biến khủng hoảng kinh tế 2008 đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho toàn bộ thị trường tài chính trên toàn cầu. Cụ thể, toàn cầu bay hơi đến 10.000 tỷ USD, 30 triệu người lâm vào tình cảnh thất nghiệp, 50 triệu người phải nghèo đói khi tình hình kinh tế ngày càng tồi tệ. Cuộc khủng hoảng tài chính này phải mất đến khoảng 10 năm mới có những bước tiến triển tốt, điều này cũng nhờ vào những gói cứu trợ. Dưới đây là những ảnh hưởng mà cuộc khủng hoảng 2008 để lại:
- Bear Stearns – ngân hàng đầu tư lớn nhất của Phố Wall lên tiếng xin cứu trợ, JPMorgan Chase đã thu mua lại với mức giá 30 tỷ đô la Mỹ.
- Ngân hàng nổi tiếng Lehman Brothers cũng tuyên bố phá sản, đây là một trong những ngân hàng có thâm niên hoạt động lâu nhất đến 165 năm, dù có bề dày nhưng vẫn không thể đứng vững trước sự tàn phá của cuộc khủng hoảng. Thông qua đây cũng nhìn nhận rõ tình trạng bán tháo trên thị trường tài chính Mỹ.
- Bên cạnh đó, sàn môi giới chứng khoán London, tổ chức phiên giao dịch vào ngày 15/09 với chỉ số FTSE giảm xuống còn 56.5 điểm cơ bản. Cho đến ngày 16/09, tiếp tục đến sàn HongKong mở phiên trading giảm 5.4% và Thượng Hải giảm 4.5%. Giá trị tài sản của quỹ tiền tệ giảm nhỏ hơn 1 USD/cổ phiếu và lớn hơn 140 tỷ USD rút khỏi quỹ các nhà giao dịch Hoa Kỳ.
Khủng hoảng kinh tế 2008 tác động như thế nào đến thị trường Việt Nam?
Kể từ sau năm 2007, Việt Nam đã được cấp vốn đầu tư FDI đến 17.8 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng đến 8.4%. Tuy nhiên, bởi tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng nên khu vực Việt Nam cũng chịu hậu quả nghiêm trọng.
Khía cạnh tín dụng và thanh khoản tại các ngân hàng
NHNN từ đầu năm 2008 đã tuân thủ đúng các chính sách tiền tệ. Việt Nam cũng rơi vào lạm phát làm cho lãi suất tăng chóng mặt (lên đến 20%/năm, giao động khoảng 150%). Tuy đây là mức lãi khó có thể chấp nhận nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn sẵn sàng chi trả để có thể hoạt động. Mức tăng tín dụng giảm dao động khoảng từ 0.56% đến 0.7%. Ngoài ra, cổ phiếu trong nhóm blue-chip cũng có dấu hiệu giảm, chẳng hạn như SSI là -84% và FPT là -78%.
Xét về mức giá
Giá trị nhiên liệu tăng nhanh, thậm chí toàn cầu vượt mức báo động về năng lượng. Lúc đó, giá vàng có nhiều biến động lớn khi tăng giảm một cách mất kiểm soát, chỉ số vàng tăng lên mức 220 điểm. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 cũng tác động đến giá cả của lương thực, làm cho chúng tăng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu gạo tăng đến 26.7%. Đối mặt với tình hình này, thị trường Việt Nam quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo sang các quốc gia khác, đây cũng là giải pháp chung của nhiều khu vực.
Về lĩnh vực bất động sản
Thị trường đất đai tại Việt Nam không có tiến triển nào, thậm chí giá BĐS giảm đến 40%. Nhiều doanh nghiệp điêu đứng khi không thể bán ra sản phẩm, đồng thời những doanh nghiệp này còn phải chi trả lãi cao từ ngân hàng.
Ở khía cạnh xuất khẩu
Bạn cũng có thể nhìn thấy rõ rệt vào năm đó thị trường xuất khẩu Việt Nam giảm đáng kể, vì Mỹ là quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất đối với Việt Nam kh có đến 20% kim ngạch xuất khẩu. Do Mỹ đang trải qua cuộc khủng hoảng nên hạn chế các khoản chi, việc nhập khẩu sang khu vực này hầu như không thể. Ngoài ra, thị trường Nhật Bản và Liên minh Châu Âu cũng bị tác động lớn nên không thể luân chuyển sản phẩm xuất khẩu sang nơi đây.
Về mặt lạm phát
Tỷ lệ lạm phát tăng trong nửa đầu năm 2008, cụ thể chỉ số lạm phát đến 2.86%/tháng. Tuy nhiên, đến nửa cuối năm diễn biến có dấu hiệu tích cực khi chỉ giảm 0,38%/tháng. Qua đây cũng thấy được việc chuyển đổi mục tiêu của Chính phủ từ ưu tiên tăng trưởng thành ưu tiên hạn chế lạm phát.
Một vài lưu ý mà bạn cần biết về khủng hoảng kinh tế năm 2008
Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 thì các nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến một số chú ý, đặc biệt là sự sụp đổ của ngân hàng hàng đầu thế giới tại Mỹ. Trước tiên, cần quản lý chặt chẽ những khoản vay và quản lý rủi ro thật tốt.
Một phương án tốt mà bạn có thể sử dụng là dùng vàng để lưu trữ tài sản, vì vàng sẽ không bị thay đổi giá trị khi thị trường khủng hoảng, dù cho thời gian dài đến đâu. Vì thế, trong thời kỳ khủng hoảng thì đầu tư vàng là cách thức cất giữ tài sản tối ưu nhất.
Nếu thị trường đang có những biến động thì bạn đừng nên tham gia đầu tư vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và khó khăn. Trong trường hợp thị trường đang ổn định, trader tham gia đầu tư khoảng 80% đến 90% vào cổ phiếu, lúc này cần hạ tỷ trọng để được ổn định và hạn chế những trường hợp không mong muốn.
Các cổ phiếu công nghiệp nặng như gang, thép,… cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ thị trường trong giai đoạn khủng hoảng, điều này là do lượng cầu giảm mạnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng khi thị trường khủng hoảng thì không phải bất kỳ lĩnh vực nào cũng giảm. Có nhiều ngành phát triển mạnh khi thị trường có nhiều thay đổi lớn, như cổ phiếu chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm thiết yếu, dịch vụ tiện ích như điện, nước, khí đốt,… Vậy nên, trader cần phải bổ sung thêm kiến thức mỗi ngày và tìm hiểu, nắm bắt thêm nhiều thông tin. Ngoài ra, nhìn nhận những cơ hội tốt và áp dụng chiến lược phù hợp để mang về lợi nhuận trong lúc khó khăn.
Các bài học bổ ích trader nên biết từ cuộc khủng hoảng năm 2008
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 diễn ra khôn lường và không có cách khắc phục triệt để. Cũng từ sự kiện ấy đã giúp các nhà đầu tư trên toàn cầu có được bài học và kinh nghiệm xử lý tình huống tương tự. Bạn có thể bỏ túi một số cách thức hiệu quả dưới đây:
- Đa dạng danh mục đầu tư: Các nhà đầu tư nên phân bổ hợp lý nguồn vốn vào các danh mục, điều này không chỉ hạn chế rủi ro và còn mang về lợi nhuận từ nhiều phía. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm như: hàng hóa, cổ phiếu, ngoại hối, tiền điện tử, bất động sản,…
- Nắm bắt tốt các cơ hội: Trong lúc xảy ra khủng hoảng không chỉ chứa đựng nhiều rủi ro đáng sợ mà còn xuất hiện các cơ hội tốt, vì thế bạn phải thật nhạy bén và linh hoạt để tận dụng tốt thời cơ nhé.
- Học hỏi và nghiên cứu kỹ càng: Đòi hỏi các nhà đầu tư phải biết được các thông tin, kiến thức về kinh tế, phân tích kỹ các chỉ số trong tài chính. Chẳng hạn như GDP, thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái và tiêu dùng,… Khi đã hiểu những thông tin này sẽ giúp bạn đầu tư dễ dàng hơn rất nhiều.
- Nên lưu trữ tiền mặt: Thị trường tài chính xuất hiện nhiều sự kiện rất bất ngờ, vì thế lưu trữ tiền mặt là một lợi thế khi thị trường giảm.
- Kiểm soát cảm xúc tốt: Khi bạn đầu tư, giữ vững tâm lý giao dịch là điều quan trọng và không nên đưa ra những quyết định thiếu suy nghĩ, thay vào đó hãy phân tích và đưa ra chiến lược hợp lý. Cần phải tỉnh táo và sáng suốt trước mọi diễn biến, nên đầu tư trung hạn hoặc dài hạn để có thể giải quyết các rắc rối tốt nhất.
>> Xem thêm: Tại sao phải đa dạng hóa danh mục đầu tư?
Bài viết trên của traderforex cũng giúp các bạn nắm được nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008 và hậu quả có nó để lại nặng nề như thế nào. Thị trường là nơi có nhiều rủi ro và thách thức, vậy nên các nhà đầu tư trang bị kiến thức và kỹ năng là điều cực kỳ cần thiết. Hy vọng thông tin trên sẽ mang đến cho bạn những dữ liệu cần thiết.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.