Nhờ vào khả năng phân tích mạnh mẽ và tính chính xác cao, mô hình Quasimodo đã trở thành một công cụ đáng tin cậy trong bộ dụng cụ của các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Vậy mô hình Quasimodo là gì trên thị trường? Để giải quyết câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu mẫu hình Quasimodo và cách thức giao dịch nó hiệu quả để nhanh chóng trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp trong giao dịch Forex nhé!
Mẫu hình Quasimodo là gì?
Tên gọi “Quasimodo” gắn liền với hình tượng một con người khiếm khuyết về hình thể, thiếu hài hòa và cân đối. Trong lĩnh vực giao dịch tài chính, Quasimodo cũng được dùng để chỉ một mô hình giá đặc biệt – mô hình không cân xứng, với một bên vai bị biến dạng, không tương xứng với bên vai còn lại. Sự khác biệt rõ rệt này khiến mô hình trở nên dị hình, thiếu cân đối giống như hình ảnh nhân vật Quasimodo trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Victor Hugo.
Mô hình Quasimodo thường được hình thành trong những giai đoạn biến động mạnh của thị trường, khi lực cung và cầu không cân bằng. Những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm thường cảnh giác trước dạng mô hình này, vì nó có thể là dấu hiệu của một xu hướng giá mới đang hình thành hoặc sự đảo chiều của xu hướng hiện tại. Tuy nhiên, việc phân tích và đưa ra các quyết định giao dịch dựa trên mô hình Quasimodo vẫn là một thách thức lớn, đòi hỏi sự tỉnh táo, kinh nghiệm và khả năng phân tích sâu rộng của nhà đầu tư. Điều quan trọng là không đánh giá thấp hay bỏ qua mô hình này, mà cần vận dụng đúng cách để khai thác lợi thế từ nó, bất chấp hình thức bề ngoài khác lạ của nó.
Thông tin cụ thể về mô hình Bearish Quasimodo
Mô hình Bearish Quasimodo là một dấu hiệu quan trọng cho thấy xu hướng giá đang có khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm. Đặc điểm nổi bật của nó là hình dạng đảo ngược, với vai trái cao hơn và rõ nét hơn vai phải, tạo ra sự mất cân đối trong cấu trúc. Mô hình này thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của một đà tăng giá mạnh mẽ, báo hiệu rằng lực đẩy đang suy yếu và xu hướng giảm sắp được hình thành.
Tính ứng dụng rộng rãi của Bearish Quasimodo khiến mô hình trở thành một công cụ đáng tin cậy cho các nhà giao dịch trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử,… Ngoài ra, một trong những ưu điểm lớn của mẫu hình Quasimo chính là khả năng hoạt động trên mọi Time Frame, từ khung thời gian theo giờ cho đến khung thời gian theo ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng Bearish Quasimodo trên nền tảng Time Frame lớn để tăng độ tin cậy và giảm thiểu rủi ro. Tốt nhất là Traders nên quan sát thị trường với mô hình Bearish Quasimo từ khung M30 trở lên.
Đặc điểm đặc trưng của mô hình Bearish Quasimodo và cách phân biệt mô hình Vai đầu vai thuận
Nếu được hỏi về những mô hình đảo chiều “đáng sợ” nhất trên các sàn giao dịch, chắc chắn Bearish Quasimodo sẽ là một trong những cái tên được nhắc đến. Mô hình sở hữu vẻ ngoài kỳ dị với cấu trúc 3 đỉnh và 2 đáy không đối xứng. Mặc dù hình dáng có vẻ đặc biệt nhưng nó lại là mẫu hình gây khó khăn cho các nhà giao dịch trong quá trình nhận diện trên thị trường. Cụ thể là những Traders yếu nghề thường nhầm lẫn giữa Bearish Quasimo và Head and Shoulder. Vì vậy mà xác định thời điểm vào lệnh sai lệch, gây không ít tổn thất cho quá trình Trading.

Vì vậy, cần làm rõ hai mẫu hình Bearish Quasimodo và Head and Shoulder như sau:
- Mô hình Head and Shoulder: Đáy 1 và đáy 2 gần như ngang bằng nhau.
- Mô hình Bearish Quasimodo: Đáy 1 luôn cao hơn đáy 2 một khoảng cách đáng kể.
Ngoài hình dạng của hai mô hình, nhà giao dịch cũng bắt buộc tìm hiểu cách thức mà xu hướng tăng trước đó bị break-out đối với hai mẫu hình. Trong thị trường có xu hướng đảo chiều, một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Bearish Quasimodo chính là khả năng nắm bắt tín hiệu đảo chiều sớm. Và đó là lý do khiến mô hình Bearish Quasimodo trở nên đặc biệt hấp dẫn với các trader. Không giống như người anh em Head and Shoulders phải đợi đến khi giá vượt qua đường Neckline mới phát tín hiệu. Bearish Quasimodo đã nhanh chóng báo hiệu sự thay đổi xu hướng ngay khi đỉnh thứ ba được hình thành thấp hơn đỉnh thứ hai.
Bí quyết giúp Bearish Quasimodo đón đầu xu thế mới nằm ở cấu trúc độc đáo của nó. Ngay từ lúc đạt đỉnh cao nhất, giá đã đảo chiều đi xuống và tạo đáy mới thấp hơn đáy trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc cấu trúc tăng hiện tại đã bị phá vỡ. Trái ngược với Bearish Quasimodo, trong mô hình Head and Shoulders, xu hướng tăng giá trước đó chính thức bị break – out khi và chỉ khi giá vượt qua đường Neckline.
Với sự khác nhau tương đối rõ rệt, chiến lược vào lệnh cho mô hình Bearish Quasimodo và Head and Shoulders cũng có những điểm khác nhau đáng lưu ý. Cụ thể:
- Mô hình Head and Shoulders thuận: Vào lệnh khi giá vượt qua đường Neckline.
- Mô hình Bearish Quasimodo: Vào lệnh tại vị trí sát vai trái của mô hình.
Phân tích tâm lý thị trường phía sau mô hình Bearish Quasimodo
Giai đoạn đầu của xu hướng tăng luôn là thời điểm sôi động và tràn đầy hy vọng trên thị trường. Đây là lúc mà tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư lên đến đỉnh điểm, thể hiện qua dòng tiền mạnh mẽ đổ vào thị trường. Các nhà đầu tư tích cực tham gia giao dịch, mọi người thường mua vào khi giá phá vỡ mức đỉnh trước đó.
Sự tham gia nhiệt tình này đẩy giá liên tục lập những đỉnh và đáy mới cao hơn, phản ánh đà tăng giá mạnh mẽ của thị trường trong giai đoạn này. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà đầu tư đều có cùng mục tiêu. Trong khi những trader đi theo xu hướng tận dụng đà tăng để gia tăng lợi nhuận, thì một bộ phận Traders khác lại đang nỗ lực thu về đồng vốn từ những vị thế mua được mở trước đó.
Tình trạng mâu thuẫn lợi ích này diễn ra ngay cả khi giá bước vào giai đoạn điều chỉnh và tạo đáy mới cao hơn. Các trader đi theo xu hướng bắt đầu mua vào tại vùng này, trong khi các trader đột phá nhìn thấy đây là cơ hội để thoát lệnh. Tuy nhiên, do lực cầu vẫn đang chiếm ưu thế, nên mức giá vẫn tiếp tục leo thang và thiết lập một đỉnh mới.
Sự cạnh tranh giữa hai bên cung cầu sẽ tiếp diễn cho đến khi đạt được những điều kiện quan trọng sau:
- Các trader xu hướng chạm tới giá trị lợi nhuận kỳ vọng.
- Các trader đột phá đã hoàn tất việc thoát lệnh trên thị trường.
Vào thời điểm then chốt này, thế cân bằng bắt đầu nghiêng về phía bán, thể hiện qua việc giá đảo ngược hướng đi và phá vỡ mức đáy cao hơn trước đó, tiếp tục giảm sâu qua mức giá thứ hai.
Đây là tín hiệu then chốt kêu gọi những trader bên ngoài tham gia vào cuộc chơi với tư cách là nhà bán mới. Họ tin tưởng về khả năng xu hướng giảm sẽ tiếp diễn và nhanh chóng mở các vị thế bán. Tuy nhiên, trước khi thiết lập xu hướng mới, thị trường vẫn cần một đợt điều chỉnh tăng giá để phục vụ lợi ích của các “bigboy” thuộc phía bán.
Giai đoạn này được xem như “đòn đánh lạc hướng” của các nhà giao dịch lướt sóng giỏi. Họ cố tình đẩy giá lên cao hơn để có thể đạt mức lợi nhuận tối đa từ các vị thế bán đã mở trước đó. Tuy nhiên, giá không được phép vượt quá đỉnh cao nhất đã thiết lập trước kia, vì nếu làm vậy sẽ truyền đi hy vọng về xu hướng tăng mới, phá vỡ toàn bộ kế hoạch của phía bán. Một khi mục tiêu lợi nhuận đã đạt được, các nhà đầu tư lập tức bán ra ồ ạt, tạo lực đẩy mạnh mẽ để đưa giá xuống mức thấp hơn nữa. Đây mới chính là thời khắc xu hướng giảm mới được khẳng định và khởi đầu cho một chu kỳ giảm giá kéo dài.
Tìm hiểu mô hình Bullish Quasimodo trong Forex
Trong khi Bearish Quasimodo là tín hiệu cho thấy sự tàn lụi của xu hướng tăng, thì người anh em Bullish Quasimodo lại là tín hiệu đáng mong đợi cho sự xuất hiện của đà tăng giá mới. Mô hình này thường xuất hiện khi xu hướng giảm chuẩn bị kết thúc, là dấu hiệu về một chu kỳ tăng giá mới sắp sửa xảy ra.
Sự hiện diện của Bullish Quasimodo xuất hiên trên hầu hết nền tảng giao dịch – từ ngoại hối đến chứng khoán – đã minh chứng cho tính đa năng của nó. Và tương tự người anh em Bearish Quasimodo, mô hình này cũng tỏ ra hiệu quả hơn cả khi được vận dụng trên các khung thời gian lớn, giúp các nhà đầu tư đón đầu cơ hội ngay từ giai đoạn đầu.
Đặc điểm đặc trưng của mô hình Bullish Quasimodo và cách phân biệt với mô hình Vai đầu vai ngược
Với vẻ ngoài khác lạ và cấu trúc phức tạp, Bullish Quasimodo thường khiến nhiều nhà đầu tư e ngại và dễ nhầm lẫn. Nhưng nếu bạn thực sự dành thời gian để tìm hiểu, mô hình này sẽ là kim chỉ nam, chỉ lối cho bạn về cách thức giao dịch phù hợp khi thị trường chuyển mình.
Đầu tiên, để có thể nhận diện chính xác Bullish Quasimodo, hãy nhìn vào cấu trúc 3 đáy và 2 đỉnh đan xen của nó. Điểm khác biệt so với người anh em Inverse Head & Shoulders chính là đỉnh thứ hai luôn đứng cao hơn đỉnh trước. Trong khi đó, Inverse Head & Shoulders lại có hai đỉnh xấp xỉ nhau.
Một đặc điểm khác biệt nữa của hai mô hình này là cấu trúc phá vỡ. Đối với Bullish Quasimodo, tiến trình break out diễn ra sớm hơn. Tại thời điểm đỉnh thứ 2 được thiết lập cao hơn đỉnh trước đó, cấu trúc đã chính thức break out. Đường giá lúc này sẵn sàng đảo chiều và chào đón xu hướng tăng mới. Khi giá tiếp tục tăng và tạo đáy thứ 3 cao hơn đáy 2 trước đó, xu hướng tăng được khẳng định và gia tăng mạnh mẽ. Ngược lại, Inverse Head & Shoulders chỉ xác lập tín hiệu phá vỡ cấu trúc khi giá đi qua đường nối hai đỉnh. Vì vậy mà khả năng phát hiện break out chậm hơn so với Bullish Quasimodo.
Nhà giao dịch cần phải nhớ rằng, sự khác biệt về thời điểm phá vỡ xu hướng giảm trước đó có ý nghĩa rất lớn trong thị trường tài chính. Khả năng nhận biết sớm xu hướng tăng mới của Bullish Quasimodo giúp Traders có thể nhanh chóng mở vị thế mua để tận dụng đợt tăng giá tiềm năng. Trong khi đó, tín hiệu muộn hơn từ Inverse Head and Shoulders có thể khiến nhà đầu tư bỏ lỡ một phần cơ hội sinh lời. Vì vậy, ngay khi nhận thấy cơ hội giao dịch tiềm năng từ mô hình Bullish Quasimodo, hãy tham gia lệnh thông qua vị trí sát vai trái mô hình. Vị trí này cũng tương tự như vị trí tham gia lệnh của mẫu hình Bearsh Quasimodo.
Phân tích tâm lý thị trường phía sau mô hình Bullish Quasimodo
Mặc dù mang ý nghĩa trái ngược khi xuất hiện trên thị trường, nhưng nếu nhìn sâu hơn, Bullish và Bearish Quasimodo lại sở hữu nhiều nét tương đồng hơn ta tưởng. Hai mô hình này dường như được tạo ra từ cùng một khuôn mẫu, chỉ khác nhau ở chiều hướng của lực đẩy. Cụ thể:
Cả hai đều mang dấu ấn riêng biệt của dạng hình không cân đối, với một vai cao hơn vai kia. Bên cạnh đó, chiến lược vào lệnh giữa Bullish và Bearish Quasimodo cũng gần như tương đồng. Với cả hai trường hợp, điểm lý tưởng để mở vị thế chính là khu vực gần vai trái của mô hình. Ngoài ra, sự tương tự còn thể hiện ở tâm lý thị trường diễn ra đằng sau cấu trúc giá của hai mô hình. Cả Bullish lẫn Bearish Quasimodo đều phản ánh cuộc đấu sức gay gắt giữa các nhóm lực lượng mua-bán khác nhau.
Do có nhiều điểm tương đồng trong bản chất như vậy, việc nghiên cứu và áp dụng Bullish Quasimodo không quá khác so với Bearish Quasimodo. Các trader có thể vận dụng cách tiếp cận tương tự, chỉ cần chú ý phân biệt rõ ràng hai hướng đi ngược chiều của cả hai mô hình.
Thời điểm nào là tốt nhất để thiết lập giao dịch với mô hình Quasimodo?
Nguyên tắc vàng đầu tiên để trở thành một nhà giao dịch Quasimodo Pattern thực thụ là phải biết chọn đúng thời cơ. Chỉ khi thị trường đã được thiết lập một xu hướng rõ ràng, mô hình này này mới bộc lộ đầy đủ cấu trúc xu hướng đặc trưng của mình. Vì thực chất, Quasimodo chính là phản ánh trung thực nhất về bản chất đấu tranh giằng co của xu hướng.
Nguyên tắc thứ 2, nhà giao dịch cần để mắt tới những dấu hiệu bất ổn của xu hướng hiện tại. Khi đà tăng tới đỉnh điểm, các đỉnh mới không thể vươn cao hơn, hay khi đà giảm mới chỉ dừng lại ở mức đáy cũ. Đây chính là thời khắc quyết định khi Quasimodo xuất hiện, với mẫu hình vai này cao hơn vai kia, phá vỡ hoàn toàn cấu trúc trước đó. Lúc này, nhà đầu tư cần nhanh chóng thiết lập chiến lược giao dịch phù hợp với mẫu hình Quasimodo đang hình thành.
Cụ thể, trong trường hợp của mô hình Bearish Quasimodo, khi thị trường đang trong xu hướng tăng (giá liên tục tạo ra những đỉnh và đáy mới cao hơn trước đó), nhưng sau đó giá không thể tiếp tục tăng và tạo ra đáy mới cao hơn nữa. Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng đã chính thức break out. Thời điểm này là lúc mô hình Bearish Quasimodo bắt đầu hình thành với đỉnh cực hạn mới nhất là đỉnh cao nhất trong cấu trúc.
Tương tự, đối với mô hình Bullish Quasimodo, các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao xu hướng giảm hiện tại để có thể nhanh chóng nhận ra lúc nào nó bị phá vỡ và chuẩn bị kế hoạch giao dịch mua phù hợp. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất khi bị phá vỡ là giá không có khả năng duy trì thiết lập đỉnh và đáy mới thấp hơn đáy trước đó.
Giới thiệu chi tiết cách giao dịch chuẩn với mô hình Quasimodo
Đối với mô hình Bearish Quasimodo
Điều kiện giao dịch
- Trong giai đoạn tăng, giá liên tục đạt những đỉnh và đáy mới cao hơn so với trước đó.
- Giá không còn khả năng tạo ra những đỉnh và đáy mới cao hơn, thay vào đó là hình thành những ngấn mới thấp hơn.
- Điểm phá vỡ là vị trí giá không thể vượt qua đỉnh cũ và bắt đầu hình thành đáy mới thấp hơn. Xu hướng tăng hoàn toàn break-out, bắt đầu sự đảo chiều xu huowsg trên thị trường.
Thiết lập giao dịch
Có hai cách chính để vào tham gia vị thế thị trường với mô hình giá đi xuống Bearish Quasimodo. Cụ thể:
- Cách đầu tiên: Mở lệnh chờ bán (Sell Limit) ngay tại vị trí giá sát đỉnh 1 của mô hình.
- Cách thứ hai: Đặt lệnh bán (Sell) trực tiếp khi xuất hiện tín hiệu xác nhận xu hướng giảm tại vai phải mô hình.
Về vấn đề quản lý rủi ro, nhà đầu tư nên đặt điểm dừng lỗ (Stop Loss) tại vị trí cao nhất của mẫu hình Bearish Quasimodo. Ngoài ra, khuyến khích đặt mục tiêu chốt lời (Take Profit) tại vùng giá sát với đáy thứ hai của mô hình.
Đối với mô hình Bullish Quasimodo
Điều kiện giao dịch
- Thị trường đang phát triển trong giai đoạn Downtrend và chưa có sự chấm dứt. Giá liên tục thiết lập đỉnh và đáy thấp hơn lần lượt.
- Khi giá mất khả năng tạo đáy thấp hơn, xu hướng chính thức phá vỡ và đảo chiều sang xu hướng tăng.
Thiết lập giao dịch
Mô hình Bullish Quasimodo là một mẫu hình đảo chiều đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật. Nó thường xuất hiện khi xu hướng giảm đang mất đà, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào nhằm tận dụng đà tăng tiếp theo. Với mô hình này, có hai cách chính để vào lệnh mua như sau:
- Cách 1: Đặt lệnh Buy Limit gần vai trái của mô hình.
- Cách 2: Vào lệnh mua (Buy) khi nhận thấy giá có xu hướng quay đầu tăng tại vai phải của mô hình.
Để quản lý rủi ro, điểm dừng lỗ (stop loss) nên được đặt ngay dưới đáy thấp nhất của mô hình. Trong khi đó, vị trí chốt lời (take profit) tối ưu nên được đặt gần với đỉnh thứ hai – vai phải của Bullish Quasimodoi.
Miêu tả cách giao dịch với mô hình Bullish Quasimodo
Mặc dù cách đặt Stop Loss tại đáy thấp nhất và Take Profit tại đỉnh thứ hai của mô hình được coi là tối ưu nhất để khai thác lợi nhuận. Tuy nhiên, nó không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu việc đặt các mức giá này không đem lại tỷ lệ Risk:Reward hấp dẫn, các nhà đầu tư có thể điều chỉnh vị trí Stop Loss và Take Profit để đạt được tỷ lệ R:R tối ưu hơn.
Ví dụ, khi xem xét mô hình Bearish Quasimodo (ngược lại với Bullish), thay vì đặt Stop Loss tại đáy thấp nhất, nhà đầu tư có thể chọn đặt điểm cắt lỗ tại vai phải (đỉnh thứ 3) của mô hình. Điều này sẽ giới hạn tổn thất tiềm năng và cải thiện đáng kể tỷ lệ R:R cho giao dịch. Tương tự, nếu tín hiệu đảo chiều nhận được từ thị trường đủ mạnh, Traders có thể dời vị trí chốt lời ra xa hơn để tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng.
Trước khi mô hình Quasimodo xuất hiện, xu hướng giảm mạnh mẽ bao trùm thị trường. Tuy nhiên, khi không thể thiết lập những đỉnh/đáy mới thấp hơn, cho thấy xu hướng giảm đã đi đến hồi kết. Thị trường được đánh giá là sẽ đảo chiều nhanh chóng trong tương lai.
Để phát hiện mô hình Quasimodo một cách dễ dàng, các nhà đầu tư có thể vẽ các đoạn sóng trên biểu đồ giá. Một chiến lược phổ biến là mua vào tại vị trí sát với vai trái, sau khi giá đảo chiều giảm tại đỉnh thứ 2. Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh buy limit tại vùng vai trái hoặc chờ đợi giá tiến về gần vai trái rồi mới mở lệnh mua ngay khi có tín hiệu tăng giá.
Đôi khi, giá có thể chỉ di chuyển một khoảng ngắn rồi bất ngờ bật tăng giá trở lại. Trong trường hợp này, nếu cứng nhắc bám vào quy tắc chờ giá về gần vai trái, Traders sẽ đánh mất cơ hội vàng sinh lời từ mô hình đảo chiều mạnh mẽ này.
Lưu ý rằng, khi ứng dụng lý thuyết vào thị trường thực tiễn, sẽ có rất nhiều khái niệm không thật sự trùng khớp. Điển hình như mô hình Quasimodo không nhất thiết phải có hai vai bằng nhau hay trùng khớp hoàn hảo với hình mẫu lý tưởng. Sẽ có nhiều trường hợp mô hình xuất hiện với hình dạng biến đổi hoặc không hoàn chỉnh. Vì vậy, cần linh hoạt và nhanh nhạy để phán đoán chính xác sự thay đổi xu hướng từ mô hình Quasimodo.
4 chiến lược giao dịch hiệu quả nhất khi áp dụng mô hình Quasimodo trong giao dịch Forex
Mặc dù mô hình Quasimodo đưa ra tín hiệu đảo chiều rõ ràng trên thị trường, nhưng để giao dịch hiệu quả và kiểm soát rủi ro tốt hơn, nhà đầu tư cần xác minh lại tín hiệu này bằng nhiều phương pháp khác. Một trong những cách phổ biến là sử dụng các chỉ báo kỹ thuật bổ sung để xác nhận xu hướng mới. Dưới đây là các chỉ báo đem lại tín hiệu có độ tin cậy cao:
- Fibonacci Retracement
- Sự phân kỳ/hội tụ của giá với các chỉ báo dao động: RSI, Stochastic
- Sự giao thoa và cắt nhau của 2 đường trung bình trượt
- Sự xuất hiện của mô hình nến đảo chiều
Mô hình Quasimodo kết hợp Fibonacci Retracement
Công cụ Fibonacci Retracement là một phương tiện hiệu quả để các nhà giao dịch trên thị trường tài chính, đặc biệt là Forex, xác định những ngưỡng hỗ trợ/kháng cự quan trọng. Nó cung cấp các mức giá quan trọng mà giá có khả năng dừng lại hoặc đảo chiều sau một đợt tăng/giảm mạnh trước đó.
Ý tưởng của chiến lược
Khi thực hiện Bearish Quasimodo Trading, nếu nhà đầu tư nhận thấy đáy thứ hai không đủ khả năng thiết lập đáy mới cao hơn, nghĩa là xu hướng tăng đã hoàn toàn bị phá vỡ. Lúc này, nhà đầu tư cần tập trung vào đoạn sóng từ đỉnh thứ hai xuống đáy thứ hai. Bởi đây là đoạn sóng mở đầu của một xu hướng giảm sắp đảo chiều.
Tại thời điểm giá đảo chiều xu hướng tăng từ đáy thứ hai, thị trường đang trải qua một đợt điều chỉnh tăng ngắn hạn trước khi tiếp tục đà giảm chính. Đây là lúc công cụ Fibonacci Retracement trở nên vô cùng hữu ích để giúp các trader nắm bắt được đâu là điểm kết thúc của đợt tăng điều chỉnh này.
Tương tự như Bearish Quasimo, đối với Bullish Quasimodo, khi đỉnh giá mới cao hơn đỉnh giá cũ, cũng là lúc xu hướng giảm bị break-out. Lúc này, đoạn sóng đầu tiên của xu hướng mới là đoạn sóng từ đáy thứ hai đến đỉnh thứ hai. Vì vậy mà Traders cần đặc biệt chú ý đến đợt sóng này. Khi giá quay đầu đi xuống tại đỉnh thứ 2, thị trường bắt đầu có xu hướng đi xuống trước khi trở về xu thế tăng chính. Vai trò của Fibonacci Retracement lúc này là hỗ trợ các nhà đầu tư tìm ra vị trí kết thúc của xu hướng giảm này.
Cách thức thực hiện chiến lược
Khi xác định được mẫu hình Quasimodo trên thị trường, các nhà giao dịch hãy lập tức phác thảo các đoạn sóng tương ứng trên biểu đồ. Đặc biệt, khi đáy thứ hai của Bearish Quasimodo hoặc đỉnh thứ hai của Bullish Quasimodo được thiết lập, hãy vạch ra bốn đoạn sóng chính theo trình tự như sau:
- Tập trung vào đoạn sóng thứ tư và vẽ các mức Fibonacci Retracement cho đoạn sóng này để xác định vùng giá then chốt.
- Khi đợt điều chỉnh giá hoàn tất hoặc mô hình giá hoàn thiện, sẽ là thời điểm vàng để Fibonacci Retracement tỏa sáng. Các mức thoái lui quan trọng được xây dựng dựa trên dãy Fibonacci và tỷ lệ vàng sẽ cho biết những điểm tựa tiềm năng.
- Khi giá tiến đến gần các mức Fibonacci, hãy chú ý theo dõi sát sao. Nếu xuất hiện các mô hình nến tích cực xác nhận khả năng đảo chiều xu hướng, đây là lúc thích hợp để tham gia lệnh giao dịch.
Để tìm hiểu kỹ hơn về việc áp dụng Fibonacci Retracement và mô hình Quasimodo, hãy cùng xem xét ví dụ trên cặp tiền tệ USD/JPY. Qua đó, các nhà đầu tư sẽ nắm bắt được cách thức triển khai chiến lược kết hợp này một cách chi tiết.
Tại vị trí đáy 3 hội tụ với tỷ lệ vàng 0.618, thị trường cho thấy một cơ hội giao dịch tiềm năng. Khi giá vượt qua Fibonacci Retracement 0.5 và tiến sát đến 0.618, bóng nến dưới dài xuất hiện như lời cảnh báo về sự từ chối xu hướng giảm. Tiếp theo, nến tăng mạnh mẽ khẳng định tín hiệu đảo chiều một cách rõ ràng.
Với những đặc điểm như vậy, có thể chắc chắn về cơ hội giao dịch với xác suất tăng giá lên đến 99%:
- Đặt lệnh mua (buy) ngay lập tức sau khi cây nến tăng xác nhận đóng cửa.
- Thiết lập điểm dừng lỗ (stop loss) tại điểm dưới đáy thứ 2 của mô hình.
Đối với ví dụ giao dịch mô hình Bullish Quasimodo này, việc đặt điểm Take Profit tại đỉnh thứ 2 của mô hình sẽ không mang lại tỷ lệ risk-reward (R:R) tối ưu nhất. Bởi lẽ mô hình cho thấy tín hiệu thay đổi xu hướng giá mạnh mẽ, nên tiềm năng sinh lời còn nhiều hơn thế.
Thay vì chốt lời quá sớm, các nhà đầu tư nên lùi mục tiêu take profit ra xa hơn để đạt được tỷ lệ R:R tối thiểu là 2.0. Tỷ lệ này là điều kiện lý tưởng cho một giao dịch hiệu quả. Bằng cách này, họ có thể khai thác tối đa đà tăng giá mạnh mẽ mà mô hình Bullish Quasimodo đã báo hiệu.
Mô hình Quasimodo kết hợp chỉ báo RSI
RSI – Relative Strength Index là chỉ báo kỹ thuật quen thuộc với hầu hết các nhà giao dịch ngoại hối. Nó giúp xác định và xác nhận các tín hiệu đảo chiều trên thị trường. Hai tín hiệu then chốt từ RSI cần lưu ý là phân kỳ và hội tụ giữa giá và chỉ báo này. Cụ thể:
Phân kỳ: Diễn ra khi giá tạo đỉnh mới cao hơn trong thị trường Uptrend. Nhưng ngược lại, RSI lại thiết lập đỉnh mới thấp hơn. Điều này phản ánh năng lượng leo dốc của thị trường đang sắp cạn kiệt. Khi xuất hiện phân kỳ, có tới 90% là tín hiệu về một sự đảo chiều giảm sắp tới.
Hội tụ: Tín hiệu hội tụ xảy ra trong xu hướng giảm khi giá lập đáy mới thấp nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn so với đáy trước. Bất đồng nhất này phản ánh sự suy yếu của áp lực bán và khả năng xu hướng giảm sẽ kết thúc, thị trường đảo chiều sang tăng.
Phân kỳ và hội tụ là hai tín hiệu phổ biến và hữu ích trong giao dịch ngoại hối. Tuy nhiên, chúng chỉ là những tín hiệu đầu tiên cần được xác nhận bởi các yếu tố khác như mẫu hình nến, chỉ báo khác trước khi quyết định giao dịch. Quản lý rủi ro phù hợp luôn là yếu tố quan trọng để bảo vệ vốn và lợi nhuận.
Ý tưởng của chiến lược
Các tín hiệu phân kỳ và hội tụ giữa giá và chỉ báo RSI đóng vai trò tiền đồn, cảnh báo sớm về khả năng đảo chiều xu hướng thị trường. Tuy nhiên, để xác minh và nâng cao mức độ tin cậy vào tín hiệu đảo chiều này, các nhà đầu tư thường tìm kiếm xác nhận từ những mẫu hình giá đặc biệt như Quasimodo.
Cụ thể, trong trường hợp thị trường đang trong xu hướng tăng, nếu xuất hiện tín hiệu phân kỳ với giá tạo đỉnh mới cao hơn nhưng RSI lại đạt đỉnh thấp hơn, đây là dấu hiệu cho thấy đà tăng có thể đang suy yếu dần và khả năng đảo chiều giảm đang gia tăng. Tuy nhiên, khi cấu trúc xu hướng tăng bị phá vỡ và mẫu hình Bearish Quasimodo hoàn chỉnh được hình thành, đó mới là lúc tín hiệu đảo chiều thực sự đáng tin cậy.
Tương tự, trong bối cảnh xu hướng giảm đang diễn ra, nếu giá tiếp tục tạo đáy mới thấp nhưng RSI lại đạt đáy cao hơn đáy trước đó (hội tụ), điều này gợi ý rằng áp lực bán đang giảm dần và xu hướng giảm có khả năng đảo ngược. Khi mẫu hình Bullish Quasimodo được kích hoạt với giá phá vỡ vùng hỗ trợ và đảo chiều tăng trở lại, lúc này tín hiệu đảo chiều tăng trở nên vững chắc hơn.
Cách thức thực hiện chiến lược
Khi nhận thấy tín hiệu phân kỳ xuất hiện giữa giá và RSI trong bối cảnh xu hướng tăng, điều quan trọng là các nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi cấu trúc uptrend bị phá vỡ. Biểu hiện của sự phá vỡ này là giá tạo đáy mới thấp hơn đáy trước đó. Lúc này, nếu giá đảo chiều giảm ngay sau khi tạo đỉnh mới, tức là vai phải của mẫu hình Bearish Quasimodo đã hoàn tất. Đây là thời điểm tối ưu để các nhà giao dịch mở vị thế bán ra.
Tương tự, trong trường hợp tín hiệu hội tụ xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng giảm, các trader nên chờ đợi cho đến khi giá phá vỡ cấu trúc downtrend bằng cách tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh trước. Nếu ngay sau đó, giá đảo chiều tăng trở lại từ vùng đáy mới, tức vai phải của mẫu hình Bullish Quasimodo đã hoàn chỉnh được hình thành. Đây là cơ hội lý tưởng để các nhà đầu tư ra lệnh mua vào thị trường.
Để minh hoạ rõ hơn, chúng ta hãy xem xét ví dụ cụ thể:
Sau một thời gian dài tăng giá, nếu thị trường bắt đầu đi ngang và giá phá vỡ cấu trúc uptrend bằng cách tạo đáy mới thấp hơn, đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng xu hướng tăng trước đó có thể sẽ đảo chiều sang giảm.
Trong giai đoạn then chốt này, nếu chỉ báo RSI xuất hiện tín hiệu phân kỳ với đỉnh mới của giá cao hơn nhưng đỉnh mới của RSI lại thấp hơn, đây là lời nhắc nhở rõ ràng cho nhà đầu tư biết động lực tăng giá đã bắt đầu suy yếu đáng kể. Sự phân kỳ này góp phần khẳng định thêm khả năng xu hướng đảo chiều giảm trong tương lai gần.
Tuy nhiên, để đạt được giá trị lợi nhuận cao nhất trong giao dịch theo mẫu hình Bearish Quasimodo, các nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi xuất hiện tín hiệu giá quay đầu giảm tại vị trí vai phải. Điểm nhấn quan trọng này sẽ xác nhận hoàn tất việc hình thành mẫu hình và an toàn để mở vị thế bán ra. Về vấn đề kiểm soát rủi ro, vị trí dừng lỗ tốt nhất là vùng giá phía trên đỉnh thứ 2.
Trong quá trình thực hiện vị thế bán, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ và giá giảm xuống gần vùng mục tiêu lợi nhuận theo kỳ vọng, nhưng chỉ báo RSI lại xuất hiện tín hiệu hội tụ với đáy cao hơn đáy trước, đây là lúc Traders nên lưu ý. Bởi vì sự xuất hiện của tín hiệu hội tụ này được xem là dấu hiệu về áp lực giảm giá giảm và xu hướng đảo ngược trong tương lai. Vì vậy, phương án khôn ngoan nhất lúc này là chấp nhận chốt lời ngay tại vùng giá hiện tại, gần đáy thứ 2. Bằng cách này, Traders sẽ đảm bảo giữ được phần lợi nhuận đã có và tránh nguy cơ đảo chiều bất ngờ gây thua lỗ thêm.
Mô hình Quasimodo kết hợp SMA
Trong giao dịch tài chính, đường trung bình động (SMA hay EMA) được xem là giải pháp hiệu quả để theo dõi và xác định xu hướng của thị trường. Đối với các nhà giao dịch sử dụng phương pháp trung bình động SMA, thông thường sẽ vẽ hai đường trung bình với các khoảng thời gian khác nhau – một đường chậm và một đường nhanh hơn.
- Trong trường hợp thị trường Uptrend, điều dễ quan sát là đường trung bình động nhanh thường nằm phía trên đường chậm. Tại thời điểm đường nhanh cắt xuống và đi qua đường chậm, các trader có thể coi đây là tín hiệu cảnh báo về khả năng xu hướng tăng đảo ngược sang giảm.
- Ngược lại, khi thị trường Downtrend, đường trung bình nhanh thường thấp hơn so với đường trung bình chậm. Một khi đường nhanh cắt lên trên đường chậm, tức đang phản ánh xu hướng giảm đang suy yếu và có thể sẽ đảo chiều tăng.
Ý tưởng của chiến lược
Do tính chất phản ứng chậm, đường trung bình động SMA thường chỉ báo hiệu xu hướng sau khi giá đã biến động trong một khoảng thời gian.
Khi mẫu hình Bearish Quasimodo hình thành, các nhà đầu tư sẽ quan sát thấy đường SMA nhanh cắt xuống và đi qua đường SMA chậm ngay sau khi đỉnh thứ hai được thiết lập. Tín hiệu giao cắt này cho thấy xu hướng tăng trước đó bị break out và xu hướng mới có thể đã chuyển sang giảm. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy, Traders không nên phụ thuộc quá nhiều vào tín hiệu giao cắt SMA đơn thuần, mà nên đợi cho đến khi toàn bộ mẫu hình Bearish Quasimodo hoàn chỉnh được hình thành. Khi đó, nếu cả tín hiệu giao cắt SMA và mẫu hình nến đều xác nhận khả năng đảo chiều giảm, hãy mở vị thế bán.
Tương tự, trong trường hợp mẫu hình Bullish Quasimodo hình thành, sau khi đáy thứ hai được xác lập, đường SMA nhanh nhanh chóng cắt lên trên đường SMA chậm. Hiện tượng này cho biết áp lực giảm đã giảm bớt và xu hướng tăng có thể bắt đầu. Tuy nhiên, cũng giống như Bearish Quasimo, hãy mở lệnh Mua khi đã xác nhận tín hiệu đảo chiều thông qua đường giao cắt SMA và cả khi nhận thấy sự xuất hiện của mẫu hình Quasimodo.
Cách thức thực hiện chiến lược
- Mô hình Bearish Quasimodo: Nếu tín hiệu giao cắt giữa đường SMA nhanh và SMA chậm xuất hiện trước khi đáy thứ hai của mô hình hoàn tất, nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ cho đến khi vai phải được thiết lập hoàn chỉnh mới nên vào lệnh. Ví dụ tín hiệu giao cắt SMA xảy ra sau khi đáy thứ hai đã được thiết lập, Traders có thể tham gia thị trường với lệnh bán ngay lập tức.
- Mô hình Bullish Quasimodo: Tương tự trường hợp trên, nếu nhận thấy tín hiệu cắt nhau của SMA nhanh và SMA chậm, nhà đầu tư cũng nên bình tĩnh sau khi vị trí vai phải hoàn thiện mới thực hiện đặt lệnh. Khi tín hiệu giao cắt SMA diễn ra sau khi đỉnh thứ hai đã xuất hiện, Traders có thể thực hiện lệnh mua trên thị trường.
Ví dụ:
Để có góc nhìn tổng quan hơn về cách áp dụng tín hiệu giao cắt SMA với mẫu hình Quasimodo, Traders nên xác định những đường SMA cụ thể. Trong ví dụ này, lựa chọn SMA 9 ngày là đường trung bình động nhanh và SMA 21 ngày làm đường chậm. Lưu ý rằng 9 và 21 chỉ là chu kỳ tham chiếu, các trader hoàn toàn có thể tùy ý chọn những SMA chu kỳ khác, điển hình như 10 và 20, tùy theo sở thích.
Trong cách thức giao dịch này, lý do chọn các chu kỳ ngắn là để giảm thiểu độ trễ từ tín hiệu của các đường SMA so với giá. Bởi mẫu hình Quasimodo đã đưa ra những tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ, do đó các đường SMA chỉ đóng vai trò hỗ trợ, khẳng định về độ chắc chắn về sự đảo chiều. Vì vậy, nếu sử dụng các chu kỳ dài với độ trễ cao, có thể sẽ khiến các nhà đầu tư bỏ lỡ “thời điểm vàng” để tham gia thị trường.
Trong ví dụ trên, khi Bullish Quasimodo xuất hiện rõ ràng trên đồ thị, giá liên tục thiết lập đỉnh/ đáy thấp hơn. Ngay khi nhận thấy đỉnh thứ hai cao hơn đỉnh thứ nhất, dấu hiệu xu hướng đã đảo ngược được khẳng định tương đối rõ ràng.
Trước khi đỉnh hai được thiết lập, đường SMA9 thường nằm phía dưới đường SMA21. Tuy nhiên, khi đỉnh hai được xác lập và mô hình Bullish Quasimodo hiển thị trên đồ thị, đường SMA9 sẽ cắt lên từ dưới, đi qua đường SMA21, tạo ra một tín hiệu mua mạnh mẽ. Điểm giao cắt này cung cấp một cơ hội đầu tư hấp dẫn, cho phép các nhà đầu tư mở vị thế mua ngay lập tức, tận dụng đà tăng giá tiếp theo của thị trường.
Về quản lý rủi ro, vị trí dừng lỗ stop-loss thích hợp nên được đặt tại vị trí dưới đáy thứ hai để kiểm soát thua lỗ hiệu quả. Quan sát kỹ biên độ của mẫu hình Quasimodo, có thể thấy biên độ khá hẹp. Vì vậy, nếu đặt mục tiêu lợi nhuận tại đỉnh thứ hai sẽ không mang lại tỷ lệ R:R tối ưu nhất.
Thay vào đó, khi giá tăng lên và xuất hiện liên tiếp các cây nến xanh thân dài cho thấy đà tăng mạnh mẽ trong tương lai. Các nhà đầu tư nên đợi sự xuất hiện của nến đảo chiều giảm Bearish Piercing rồi thực hiện chốt lời để đạt giá trị lợi nhuận tốt nhất.
Mô hình Quasimodo kết hợp mô hình nến đảo chiều
Chiến lược giao dịch dựa trên phân tích hành động giá là phương pháp mà nhà đầu tư chỉ tập trung vào Price Action và không sử dụng thêm các chỉ báo kỹ thuật phụ trợ. Đối với những người yêu thích trường phái này, mô hình nến đảo chiều và các mô hình giá là yếu tố then chốt để nhận diện xu hướng và đưa ra quyết định giao dịch.
Việc kết hợp mô hình Quasimodo với các mẫu nến đảo chiều mang lại nhiều lợi ích cho các nhà giao dịch. Cụ thể như:
- Cung cấp tín hiệu rõ ràng để mở vị thế mua hoặc bán
- Tăng cường khả năng thành công của mỗi lệnh giao dịch.
Khi giao dịch với mô hình Quasimodo, các nhà đầu tư cần chú ý đến hai tình huống chính:
- Thứ nhất, trong trường hợp mô hình Bearish Quasimodo (xu hướng giảm giá) đang hình thành, cần theo dõi sát sao quá trình xác lập đỉnh thứ 3 (vai phải). Nếu trong giai đoạn này xuất hiện một mô hình nến đảo chiều giảm, đây là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy đỉnh thứ 3 đã hoàn tất. Lúc này, các nhà giao dịch nên nhanh chóng mở vị thế bán (sell) ngay tại thời điểm đóng cửa của cây nến cuối.
- Thứ hai, đối với mô hình Bullish Quasimodo (xu hướng tăng giá), khi đáy thứ 3 đang được thiết lập, nếu xuất hiện một mẫu nến đảo chiều tăng, cho biết đáy thứ 3 đã được thiết lập hoàn chỉnh. Các nhà giao dịch nhanh chóng mở vị thế mua (buy) ngay thời điểm nến cuối cùng của mô hình đóng cửa.
Khi giá tạo ra đáy thứ hai thấp hơn đáy đầu tiên, tín hiệu cho mô hình Bearish Quasimodo đã được khởi tạo. Tại thời điểm này, nên đợi đến khi giá quay đầu tăng để hình thành vai phải (đỉnh thứ 3) và hoàn thiện mô hình.
Trong giai đoạn giá tăng lên gần đến vùng vai trái, nếu xuất hiện mẫu nến đảo chiều giảm Evening Star, cho thấy vai phải đã được thiết lập và giá sẽ giảm ngay sau đó. Lúc này là thời điểm thuận lợi để mở vị thế bán (sell), với lệnh bán được đặt khi cây nến thứ ba của mô hình Evening Star đóng cửa. Vị trí an toàn để đặt lệnh dừng lỗ là ở mức cao hơn đỉnh thứ 2.
Đối với tình huống này, tỷ lệ R: R tương đối hấp dẫn. Mục tiêu lợi nhuận hợp lý là khi giá chạm đến vùng đáy thứ 2 của mô hình Quasimodo. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư muốn tiếp tục giữ vị thế, họ có thể chờ đợi sự xuất hiện của mô hình nến đảo chiều tăng Bullish Engulfing, lúc này là lúc thích hợp để đóng vị thế và thu lợi nhuận khi mô hình này hoàn tất.
Mô hình Quasimodo cho biết về sự thay đổi xu hướng thị trường trong tương lai một cách mạnh mẽ. Nhưng để làm chủ được mẫu hình này, Traders phải hiểu rõ nguyên tắc hoạt động và cách nhận diện chính xác các yếu tố cấu thành mô hình này. Bài viết trên là toàn bộ thông tin về cách giao dịch cũng như các đặc điểm cụ thể của mô hình. Hy vọng các nhà đầu tư sẽ dựa vào những nội dung này để định hướng phương thức Trading hiệu quả trong Forex.
Xem thêm:
Tầm quan trọng về quy luật số lớn khi Trading cần biết
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.