Trong đầu tư forex, tiền ảo hay chứng khoán, margin call là thuật ngữ nói đến tình huống công ty chứng khoán yêu cầu nhà đầu tư bổ sung tiền mặt hoặc chứng khoán thế chấp. Điều này xảy ra khi giá trị tài sản trong tài khoản margin giảm xuống dưới mức quy định, khiến tỷ lệ margin không còn đảm bảo. Hãy cùng TraderForex khám phá sâu hơn về call margin là gì?
Margin Call là gì?
Margin Call là yêu cầu bổ sung tiền hoặc tài sản từ nhà môi giới khi tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư giảm xuống dưới mức quy định. Hiểu rõ về Margin Call giúp nhà đầu tư nhận thức được rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính trong giao dịch chứng khoán. Điều này giúp nhà đầu tư chủ động quản lý tài khoản, tránh tình trạng bị bán bán tài sản cưỡng chế hoặc mất vốn.
Nguyên nhân dẫn đến Margin Call
Margin Call là thuật ngữ đáng sợ đối với các nhà đầu tư chứng khoán, báo hiệu nguy cơ mất mát tài sản lớn. Vậy điều gì đã đẩy nhà đầu tư vào tình huống nguy hiểm này?
- Thị trường biến động mạnh (giá tài sản giảm sâu)
Khi thị trường thay đổi đột ngột và giá giảm mạnh, giá trị của tài sản nhà đầu tư nắm giữ có thể không còn đủ để bảo vệ khoản vay margin. Nếu giá trị tài sản xuống dưới mức cần thiết để duy trì khoản vay, hệ thống sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải bổ sung thêm tiền vào để giữ vị thế.
- Tỷ lệ đòn bẩy quá cao so với số dư ký quỹ
Đòn bẩy cho phép nhà đầu tư sử dụng số tiền vay lớn hơn vốn để giao dịch. Tuy nhiên, nếu đòn bẩy quá cao, ngay cả sự thay đổi nhỏ trong giá trị của tài sản cũng có thể dẫn đến thiệt hại lớn, buộc nhà đầu tư phải đối mặt với Margin Call.
- Không duy trì đủ Maintenance Margin (tỷ lệ ký quỹ tối thiểu)
Mỗi công ty chứng khoán hoặc sàn forex sẽ yêu cầu tỷ lệ ký quỹ tối thiểu để duy trì vị thế giao dịch. Nếu tài khoản không đủ duy trì mức này, tức là giá trị tài sản đã giảm quá mức, Margin Call sẽ được kích hoạt yêu cầu nhà đầu tư bổ sung thêm tiền vào tài khoản hoặc đóng vị thế.
Cách thức hoạt động của Margin Call
Margin Call là tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng từ nhà môi giới, cho thấy tài khoản đầu tư đang đối mặt với rủi ro mất cân bằng tài chính nghiêm trọng. Nó hoạt động theo các thức sau:
- Nhà môi giới gửi thông báo (qua email, điện thoại, ứng dụng)
Khi tài khoản giảm xuống dưới mức yêu cầu ký quỹ duy trì (maintenance margin), nhà môi giới sẽ gửi thông báo về Margin Call. Thông báo này có thể đến qua email, điện thoại hoặc ứng dụng giao dịch của sàn. Sàn sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải bổ sung thêm tiền hoặc tài sản vào tài khoản để khôi phục tỷ lệ ký quỹ.
- Nhà đầu tư cần bổ sung tiền hoặc tài sản trong khung thời gian quy định
Sau khi nhận được thông báo Margin Call, nhà đầu tư phải nhanh chóng nạp thêm tiền hoặc chuyển tài sản vào tài khoản để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ đủ. Mỗi sàn giao dịch sẽ có quy định về thời gian cho phép bổ sung, có thể trong vài giờ hoặc một ngày tùy thuộc vào điều khoản cũng như quy định của sàn.
- Nếu không đáp ứng, nhà môi giới có quyền bán (liquidation) tài sản để phục hồi tỷ lệ ký quỹ
Nếu nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu Margin Call trong thời gian quy định, nhà môi giới sẽ tự động liquidate (bán) một phần hoặc toàn bộ tài sản trong tài khoản để phục hồi tỷ lệ ký quỹ và giảm rủi ro cho chính mình. Điều này có thể dẫn đến việc bán tài sản ở mức giá không thuận lợi, khiến nhà đầu tư phải chịu thiệt hại lớn.
Hậu quả của Margin Call
Margin Call xuất hiện có thể kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tài chính và tâm lý:
- Bán cưỡng chế tài sản
Khi nhà đầu tư không thể bổ sung ký quỹ kịp thời, công ty chứng khoán sẽ tiến hành bán cưỡng chế các tài sản trong tài khoản margin để thu hồi khoản vay. Nếu bán cưỡng chế diễn ra trong thời điểm thị trường biến động mạnh, khiến giá tài sản giảm sâu thể dẫn đến bán lỗ, thậm chí mất trắng số tiền đã đầu tư.
- Giảm uy tín tín dụng với nhà môi giới
Nếu bị Margin Call và bán cưỡng chế tài sản sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín tín dụng của nhà đầu tư với công ty chứng khoán. Điều này có thể khiến họ gặp khó khăn trong việc vay margin hoặc sử dụng các dịch vụ tài chính khác trong tương lai. Tình trạng Margin Call xuất hiện thường xuyên, nhà môi giới có thể sẽ hạn chế hoặc ngừng cung cấp dịch vụ margin cho nhà đầu tư đó.
- Ảnh hưởng tâm lý khi giao dịch
Margin Call gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng và sợ hãi cho nhà đầu tư. Việc phải đối mặt với nguy cơ mất mát tài sản lớn khiến nhà đầu tư mất tự tin và đưa ra những quyết định giao dịch sai lầm. Những trải nghiệm tiêu cực từ Margin Call có thể để lại “vết sẹo” tâm lý, khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng quá mức hoặc thậm chí sợ hãi thị trường, giảm hiệu quả giao dịch trong tương lai.
Cách phòng tránh Margin Call
Margin Call tiềm ẩn rủi ro lớn đối với các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính, để phòng tránh tình trạng này bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Theo dõi sát tỷ lệ ký quỹ (Margin Ratio)
Tỷ lệ ký quỹ là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ an toàn của tài khoản margin. Nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi tỷ lệ này để đảm bảo nó luôn ở mức an toàn. Mỗi công ty chứng khoán sẽ có những quy định riêng về tỷ lệ ký quỹ tối thiểu. Nhà đầu tư cần nắm rõ và đặt cảnh báo để nhận thông báo khi tỷ lệ ký quỹ giảm xuống mức nguy hiểm.
- Sử dụng đòn bẩy thấp để giảm rủi ro
Nhà đầu tư nên sử dụng đòn bẩy một cách thận trọng và chỉ sử dụng ở mức độ phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Đối với nhà đầu tư mới hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, việc sử dụng đòn bẩy thấp hoặc không sử dụng đòn bẩy là lựa chọn an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ bị Margin Call khi thị trường biến động mạnh.
- Đặt lệnh dừng lỗ (Stop Loss) để hạn chế thua lỗ
Đặt lệnh dừng lỗ để tự động bán tài sản khi giá giảm đến mức đã định, tránh bị thua lỗ quá lớn. Lệnh này đặc biệt quan trọng đối với nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính vì những biến động nhỏ của thị trường cũng có thể gây ra khoản lỗ lớn.
- Luôn duy trì dư tiền dự phòng trong tài khoản
Thị trường chứng khoán luôn biến động, giá cổ phiếu có thể giảm mạnh bất cứ lúc nào. Dư tiền mặt sẽ giúp bạn có đủ tiền để bổ sung ký quỹ kịp thời, tránh bị bán giải chấp cổ phiếu. Đồng thời, dư tiền mặt cũng giúp nhà đầu tư linh hoạt hơn trong việc tận dụng cơ hội đầu tư khi thị trường biến động, có thể mua thêm hoặc bán bớt cổ phiếu, không cần lo lắng về Margin Call.
Ví dụ về cách tính Margin Call trong giao dịch
Bây giờ mình sẽ lấy 1 trường hợp cụ thể trong Margin Call để các bạn dễ hình dung hơn.
- Balance: 10.000 đô
- Loại tài khoản: Tiêu chuẩn (Standard).
- Margin Requirement là 4% cho các cặp tiền.
1 nhà đầu tư đánh lệnh Long ở cặp USDCAD với 1 khối lượng Lot với mức tỷ giá là 1.4200 ở tài khoản do broker XM quy định. Mức Call Margin Level của XM là 50%.
Ví dụ lúc này cặp USD và USDCAD có Notion Value rơi vào khoảng 100.000 đô.
Do nhà đầu tư đó chỉ mở lệnh trên cặp tiền này nên mức Required Margin cũng sẽ bằng Used Margin và mức Margin Requirement là 4%.
Lúc này, ta sẽ có như sau:
Required Margin = Used Margin = Notional Value * 4/100 = $100.000 * 4/100 = $4000.
Như vậy 4000 đô sẽ là mức mà broker yêu cầu bạn phải kí quỹ trên lệnh đó với khối lượng là 1 Lot.
Trường hợp 1: Floating Loss = 0
Nếu cặp tiền này trên thị trường biến động và có giá giao dịch hiện tại là 1.4000 thì:
- Floating P/L là $0
- Equity là $10.000
- Balance là $10.000
- Margin Call Level là 50%. Đây là ngưỡng cố định và được broker quy định.
- Margin Level bằng (Equity/Used Margin) x100% = ($10.000/$4.000) x 100% = 250%
Vì Margin Call Level chỉ có 50% nên tài khoản vẫn có thể an toàn.
Trường hợp 2 là Floating Loss bằng $8.100
Giả sử khi khớp lệnh, tỷ giá đã sụt giảm 1150.56 Pips còn 1.3049 pips.
Lúc đó, giá trị mỗi Pip hay Lot sẽ là tiêu chuẩn của USDCAD bằng $7.04
Kết quả là: Floating P/L(pips) = Floating P/L = Position Size nhân với (Current Price – Entry Price)
=> Suy ra, Floating P/L (pips) = 100.000 x (1.3049 – 1.4200) là 1151 pips.
Khi khối lượng giao dịch là 1 Lot, nếu giá trị Pips tiêu chuẩn bằng $7.04 ở thời điểm khớp lệnh thì ta có:
Floating P/L ($) = 1 Lot x $7.04 X 1151 pips là $8.100.
Lúc này thông số tài khoản sẽ là:
- Balance bằng $10.000
- Used Margin bằng $4.000
- Floating P/L bằng -$8.100
Equity bằng Balance – Floating P/L = $10.000 – $8.100 = $1.900
Margin Call Level bằng 50% (Cố định)
Margin Level = (Equity/Used Margin) x 100% = ($1.900/$4.000) x 100% là 47.50%.
Lúc này có thể thấy rằng Margin Call Level vẫn còn nhỏ hơn so với quy định (50%).
Ngay lập tức broker sẽ thông báo cho bạn 1 tin nhắn hoặc cú điện thoại hay email để biết rằng tài khoản của bạn đang gặp rủi ro cao. Nếu như bạn không tiến hành nạp tiền để giữa vị thế các lệnh thì sẽ bị cháy tài khoản.
Tại sao không nhận được cuộc gọi kí quỹ?
Nhiều nhà đầu tư thắc mắc rằng tại sao họ không nhận được bất cứ tin nhắn nào trước khi thua lỗ. Họ thua lỗ gần như là cháy toàn bộ tài khoản giao dịch.
Trong thị trường giao dịch ngoại hối như hiện nay việc các broker gọi cho từng người dường như là 1 điều không thể.
Do thị trường diễn biến khá nhanh trong khi đó các nhà đầu tư chỉ vừa mới khớp lệnh khoảng 30s thì đã cháy tài khoản. Vì vậy, khi nắm bắt được tình hình thì nhà đầu tư đã không còn gì để gọi nữa.
Bên cạnh đó, trên thị trường ngoại hối sẽ có sự chênh lệch về múi giờ, số lượng giao dịch rất lớn và các cuộc gọi đến từ các broker dường như là 1 điều bất khả thi.
Tuy nhiên, broker có thể thực hiện gửi tin nhắn cũng như email đến các nhà đầu tư. Nếu như có ai đó gọi đến thì bạn nên thận trọng vì có thể đây là fake. Nếu bạn không cảnh giác thì có thể còn sẽ mất rất nhiều khi họ can thiệp vào tài khoản của bạn.
Tổng hợp các sàn Forex uy tín nhất hiện nay!
Margin Call là lời cảnh tỉnh đắt giá cho nhà đầu tư, nhắc nhở về những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhà đầu tư cần điều chỉnh chiến lược đầu tư, tăng cường quản lý rủi ro và thận trọng hơn trong các quyết định giao dịch. Quan trọng hơn, hãy nhớ rằng sự hiểu biết về thị trường, kỷ luật và tâm lý vững vàng là những yếu tố then chốt để tồn tại, thành công trong thế giới đầu tư đầy biến động.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.