Thị trường tiền mã hóa là cái tên hết sức quen thuộc đối với các nhà đầu tư, tuy nhiên đây là một thế giới đầy rẫy những biến động và rủi ro. Việc trader đối mặt với tình huống một coin/token nào đó đột nhiên giảm giá trị là điều hết sức bình thường. Nhưng với các nhà giao dịch mới sẽ khá lạ lẫm với Crypto Crash là gì? Điều gì đã làm nó xảy ra? Làm cách nào để hạn chế Crypto Crash? Ngay nội dung sau của traderforex sẽ giải mã điều này.
Crypto Crash là gì?
Được biết, Crypto Crash là tình trạng mà tất cả loại tiền điện tử hay một loại coin nào đó có giá trị sụt giảm trong khoảng thời gian ngắn, thường thì diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày. Việc Crypto Crash diễn ra kéo theo nhiều ảnh hưởng lớn tác động trực tiếp lên vốn hóa thị trường, điều này làm cho các nhà đầu tư rơi vào tình trạng hoảng hốt và bán tháo ồ ạt dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng.
Crypto Crash không chỉ xuất hiện ở các loại tiền điện tử nhỏ mà còn thấy ở các loại coin lớn, có ảnh hưởng đến thị trường như BTC, ETH cũng thường xuyên rơi vào diễn biến như vậy.
Ví dụ để bạn hiểu rõ hơn về Crypto Crash là gì, vào khoảng tháng 11 năm 2022, đồng Bitcoin có dấu hiệu sụt giảm khi từ 21.000 USD xuống còn 15.000 USD điều này diễn ra chỉ trong vài ngày sau khi sàn giao dịch FTX phá sản. Đó cũng chính là một đợt Crypto Crash có mức độ nghiêm trọng lớn trên thị trường trong những năm gần đây.

Nguyên nhân, ảnh hưởng và các lần Crypto Crash trên thị trường tiền mã hóa
Hiện tượng Crypto Crash xảy ra là do nhiều yếu tố hình thành nên. Ngay sau đây chúng tôi sẽ cung cấp các nguyên nhân chính:
Các quy định pháp lý trở nên nghiêm ngặt hơn
Quy định pháp lý vừa có mặt tốt vừa có mặt xấu đối với thị trường tiền điện tử. Đối với các quy định phù hợp sẽ mang đến hiệu quả tích cực cho thị trường, mang đến sự rõ ràng và công bằng, đặc biệt bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Những quy định hay lệnh cấm có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tin tưởng vào thị trường.
Trong giới tiền điện tử, niềm tin có vai trò cực kỳ quan trọng giúp cho toàn bộ thị trường được vận hành tốt. Thế nhưng, nếu thị trường này bị chính phủ can thiệp sâu, siết chặt quy định hay đưa ra lệnh cấm trading đối với nhà đầu tư, nhất là trader mới sẽ lựa chọn bán nhanh các tài sản mà mình đang nắm giữ với mong muốn hạn chế rủi ro. Hoạt động này không dừng lại ở việc ảnh hưởng đến giá trị của các đồng tiền crypto lớn như BTC hay ETH, bên cạnh đó còn làm cho vốn hóa thị trường bị tụt dốc.
Vào khoảng tháng 5 năm 2021, Trung Quốc (quốc gia chiếm thị phần lớn về hoạt động khai thác và giao dịch tiền điện tử thế giới) đã đưa ra quy định về lệnh cấm về việc khai thác và thực hiện giao dịch crypto. Chính bởi thông tin này đã gây ảnh hưởng lớn đến thị trường, cụ thể:
- Sau khi thông tin này được lan truyền, giá BTC đã giảm sâu từ 64.000 USD xuống còn 30.000 USD chỉ trong vòng 30 ngày, tổn thất hơn 50% mức giá.
- Theo như thống kê từ CoinMarketCap, vốn hóa thị trường tiền điện tử thế giới đã giảm hơn 400 tỷ đô la Mỹ trong vòng 1 ngày kể từ lúc thông báo được đưa ra. Đây là một trong những lần sụt giảm mạnh mẽ lớn trên thị trường tiền mã hóa.
- Các nhà giao dịch đang lo lắng rằng lệnh cấm từ Trung Quốc sẽ tác động mạnh và tạo ra làn sóng domino, điều này dẫn đến nhiều đất nước cũng nghiêm ngặt hơn trong các quy định về pháp lý. Mọi người sẽ thi nhau bán đi tài sản mà mình nắm giữ, tạo sự lo lắng và giảm giá các tài sản.
Không riêng gì Trung Quốc mà các quốc gia khác cũng lần lượt áp dụng nhiều chính sách khó khăn hơn, điển hình như:
- Ấn Độ vào năm 2021: Nhiều tin tức đưa ra rằng đã có lệnh cấm tất cả giao dịch tiền mã hóa đã làm thị trường Ấn Độ trở nên bất ổn, nhiều loại tiền điện tử như BTC và ETH đã đồng loạt giảm giá.
- Mỹ năm 2023: Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đẩy mạnh việc theo dõi các sàn giao dịch và dự án về tiền điện tử, hạn chế quyền tham gia từ các nhà đầu tư tổ chức.
Nhiều dự án lớn không thể trụ vững
Trên thị trường tiền điện tử, các dự án có quy mô lớn giữ vai trò là hệ thống, nhiệm vụ chính không chỉ là việc duy trì niềm tin từ các nhà giao dịch mà còn giúp thị trường hoạt động một cách an toàn và ổn định. Nếu một dự án lớn bị phá sản, làm cho những nhà đầu tư tham gia vào đợt domino đó sẽ gánh chịu nhiều hậu quả và làm cho nhiều tài sản khác giảm sâu.
Khoảng tháng 5 năm 2022, Terra/LUNA – một dự án chuỗi khối lớn cùng với stablecoin UST – đã không thể trụ vững khi UST mất đi mức giá cố định (depeg), cụ thể là 1 USD. UST được duy trì mức giá nhờ và cơ chế thuật toán LUNA, tuy nhiên đến thời điểm UST mất giá làm cho hệ thống không thể quản lý tốt được tốc độ bán tháo ồ ạt trên thị trường.
Hậu quả để lại không chỉ Terra/LUNA sụp đổ mà nó còn ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thị trường. Trong đó:
- Dựa theo CoinMarketCap, toàn bộ vốn hóa thị trường tiền điện tử đã giảm hơn 500 tỷ đô la Mỹ chỉ trong khoảng vài ngày khi Terra/LUNA phá sản.
- Có đến hơn 60% các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ LUNA đã mất trắng tài sản của mình, theo Glassnode. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng bán tháo, giá trị của các loại coin lớn sụt giảm như BTC và ETH.
- UST không có được thành công làm cho khách hàng không còn mấy niềm tin vào thị trường, bên cạnh đó còn mất đi giá trị tạm thời của USDT (Tether) và USDC.
- Sau sự kiện này làm cho mọi người nghi ngờ về khả năng chịu đựng và vững chắc của stablecoin thuật toán, tăng sức ép cho toàn thị trường về pháp lý.
- Nhiều quỹ lớn như Three Arrows Capital – 3AC, quỹ này đã đặt nhiều vốn vào dự án của Terra, dẫn đến mất tính thanh khoản và dẫn đến phá sản vào tháng 6 năm 2022.
- Các dự án và dApp dựa dẫm quá nhiều vào hệ sinh thái Terra/LUNA sẽ bị sụp đổ và không hoạt động vì mất đi tính thanh khoản.
>> Xem thêm: Algorithmic trading là gì? Khám phá cách giao dịch tự động đang thay đổi thị trường
Thất bại từ Terra/LUNA vào tháng 5 năm 2022 đã gây ra nhiều thiệt hại cùng với đó là bài học đắt giá đến thị trường tiền điện tử. Qua đây cũng thấy được sự ảnh hưởng từ một dự án lớn đến thị trường crypto toàn cầu.
Tâm lý chung của thị trường và bán tháo trong lo lắng
Tâm lý số đông là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến các nhà đầu tư, có thể làm cho họ bị lung lay quyết định của mình. Khi tài sản có tình trạng tụt giá, mọi người sẽ càng lo lắng rằng liệu mức giá này có còn giảm tiếp hay không. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bán tháo, làm cho khả năng giảm giá ngày càng cao hơn. Điều này không chỉ thấy ở các nhà đầu tư nhỏ mà cũng thường bắt gặp ở những tổ chức lớn, lượng bán ra trên thị trường ngày càng tăng mạnh.
Vòng lặp tiêu cực:
- Giảm giá -> Nhà đầu tư tiến hành bán tháo -> Khối lượng bán ra tăng cao -> Mức giá sụt giảm.
- Khiến tâm lý chung của nhà đầu tư không ổn định, làm ảnh hưởng lớn đến thị trường toàn cầu.
Qua việc sàn môi giới FTX sụp đổ đã tạo ra nhiều biến động và cú sốc lớn đến lịch sử tiền điện tử, từ đây cũng dễ dàng thấy được mức độ ảnh hưởng của tâm lý bán tháo trên lĩnh vực này. Khi sàn FTX ngưng toàn bộ các yêu cầu thanh toán của khách hàng và nhận các tố cáo liên quan đến gian lận tài chính, mọi người đã nhanh chóng quay lưng với sàn giao dịch này, cuối cùng FTX phá sản. Sau sự việc gây nên tâm lý chung khiến mọi người đổ xô bán tháo trên thị trường tiền mã hóa.
- Chỉ trong 3 ngày kể từ thời điểm sàn FTX sụp đổ, mức giá của BTC giảm sâu từ 21.000 USD xuống chỉ còn 15.000 USD, tỷ lệ giảm khoảng 28% trong thời gian ngắn ngủi. Làm vốn hóa thị trường thế giới mất khoảng 200 tỷ USD, cụ thể các loại coin lớn lần lượt giảm với tỷ lệ sâu Ethereum giảm xuống 20% và Binance Coin giảm xuống 15%.
- Dựa trên báo cáo từ tờ The Block, có đến hơn 1 triệu địa chỉ ví đã tiến hành bán tháo đồng BTC khi thị trường đối mặt với khó khăn này, làm khối lượng trading tăng lên đến mức hơn 3 tỷ USD trong ngày – đây là con số bất thường thể hiện được sự hoảng loạn và lo lắng của các nhà đầu tư.
Thanh lý đòn bẩy và áp lực bán
Với mức đòn bẩy sẽ cho phép trader giao dịch với khoản vốn lớn thay vì đầu tư đúng với số tiền mà mình sở hữu, điều này tạo cơ hội để nhà đầu tư thu về lợi nhuận. Chính vì thế cũng xuất hiện nhiều rủi ro lớn mà trader phải đối mặt. Nếu mức giá của tài sản giảm xuống dưới mức ký quỹ thấp nhất (margin call), khi đó các sàn giao dịch sẽ tự thanh lý tài sản của trader để bù vào khoản còn thiếu.
Nếu xuất hiện quá nhiều lệnh đòn bẩy được thanh lý cùng một thời điểm làm cho khối lượng bán ra tăng cao, mức giá giảm sâu. Bên cạnh đó, còn kéo theo nhiều đợt thanh lý khác của nhà đầu tư, xây dựng nên vòng lặp giá theo chiều hướng xấu.
Cũng tương tự như trên, khi sàn FTX thất bại cũng bị tác động lớn bởi mức đòn bẩy. Chỉ trong vòng 1 ngày có hơn 5 tỷ đô la Mỹ lệnh đòn bẩy được thanh toán trên thị trường, thông tin này được cung cấp từ CoinGlass.
- Mức giá BTC giảm từ 21.000 USD xuống chỉ còn 15.000 USD khi chưa đến 1 tuần, mức giảm này chiếm khoảng 30%.
- Altcoin cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khi có những đồng coin giảm sâu hơn 50%, điển hình như Solana (SOL) giảm từ 32 USD xuống còn 14 USD trong cùng thời điểm.
Bong bóng đầu cơ và các điều chỉnh trên thị trường
Thông thường, Crypto Crash xuất hiện sau khi có các đợt tăng trưởng bong bóng, khi đó thị trường được đưa lên cao một cách bất thường và không trụ vững. Giai đoạn ấy sẽ được đẩy mạnh bởi những kỳ vọng lớn, tâm lý FOMO cùng với dòng tiền đầu cơ khủng từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc tổ chức.
>> Xem thêm: Dòng tiền là gì? Cách đơn giản hóa khái niệm dòng tiền cho người mới bắt đầu
Khi các yếu tố phụ trợ bong bóng không còn tồn tại, thị trường sẽ rơi vào tình trạng điều chỉnh lớn, tạo ra giá trị tài sản và vốn hóa thị trường bị giảm sâu.
Dưới đây là các ví dụ điển hình về bong bóng đầu tư trên thị trường tiền điện tử khoảng năm 2017 và 2018:
- Vào khoảng tháng 12 năm 2017, BTC được đưa lên đỉnh khi có mức giá lên đến 20.000 USD, từ đầu năm tăng khoảng 1.000 USD. Trong thời gian ngắn, tâm lý FOMO bao trùm thị trường khi có hàng triệu trader nhỏ lẻ cũng bước chân vào thị trường, làm vốn hóa thị trường thế giới tăng cao hơn 800 tỷ USD, thông tin này dựa theo CoinGecko.
- Trong vòng 2 tháng, giá BTC giảm sâu xuống còn 6.000 USD vào tháng 2 năm 2018, làm tổn thất hơn 70% giá trị. ETH giảm từ 1.4000 USD xuống còn 100 USD vào năm 2018. Toàn bộ vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, khi chỉ còn 300 tỷ USD. Nhiều altcoin cũng giảm nhanh chóng, khi có những loại coin giảm hơn 90% giá trị.
Vào giai đoạn vỡ bong bóng ở năm 2018 đã làm cho cơ quan thắt chặt các quy định pháp lý hơn, nổi bật là các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
>> Xem thêm: Bong bóng dotcom là gì? Tại sao bong bóng dotcom nổ tung?
Yếu tố về kỹ thuật và hack
Vấn đề về kỹ thuật và hack là những mối đe dọa lớn đến tấm lưới bảo mật của các tài khoản trên thị trường Crypto. Trong trường hợp các sàn hay dự án chuỗi khối bị xâm nhập xấu, không chỉ dẫn đến mất tài sản mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng vào tính bảo mật của lĩnh vực. Khi mắc phải sai lầm này làm cho mọi người đều có xu hướng muốn rút tiền ra khỏi sàn và bán tháo tài sản, làm cho mức giá của các loại tiền điện tử giảm sâu trong thời gian ngắn.
Năm 2014, sàn giao dịch Mt. Gox – sàn giao dịch BTC lớn thế giới vào thời điểm đó, khi giải quyết đến hơn 70% lượng giao dịch BTC trên toàn cầu – đã bị tấn cống từ tin tặc và lấy đi 850.000 BTC (ước tính theo mệnh giá khi ấy khoảng 450 triệu USD).
- Từ sau vụ hack ấy diễn ra, giá đồng BTC giảm sâu từ 1.000 USD chỉ còn 200 USD, chỉ vài tháng đã giảm hơn 80% giá trị.
- Mt. Gox phá sản làm khách hàng lo lắng và nghi ngờ về tính bảo mật của các sàn giao dịch, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn rút vốn khỏi thị trường. Làm thị trường rơi vào giai đoạn “Crypto Winter” kéo dài từ năm 2014 đến năm 2016.
Phương án giải quyết đối với hiện tượng Crypto Crash
Từ các đợt Crypto Crash trước đó, các nhà đầu tư cũng có được bài học cho riêng mình và đưa ra phương pháp phòng ngừa, đối phó với tình trạng này. Tuy nhiên, khi chúng xảy ra lại trở thành rắc rối lớn đối với mọi người. Không giải quyết từ các chiến lược mà còn đòi hỏi nhà giao dịch cần có tâm lý vững chắc, quyết tâm.
Chuẩn bị một tâm lý vững chắc
Trong bất kỳ hành trình nào, tâm lý là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công. Để đối mặt với thử thách, một tâm lý vững vàng không chỉ giúp bạn vượt qua khó khăn mà còn giữ vững sự tự tin trong mọi tình huống.
Nên nhìn nhận rằng Crypto Crash là điều nhất định sẽ xảy ra
Crypto Crash là một hiện tượng hết sức bình thường, thậm chí đây còn là chu kỳ trên thị trường. Khả năng chấp nhận các giai đoạn này sẽ giúp nhà đầu tư chuẩn bị được một tâm lý vững không bị lung lay khi thị trường xuống giá sâu.
Thị trường tiền điện tử là địa điểm tiềm ẩn rất nhiều biến động lớn và rủi ro, tại đây giá trị tài sản tăng cao và giảm sâu hơn 50% trong ngày là điều khó tránh. Các yếu tố quan trọng như quy định về pháp lý, các tin tức xấu, dự án lớn bị phá sản đều dẫn đến trạng thái thị trường lo sợ.
Không chạy theo tâm lý đám đông
Bởi những lần xảy ra Crypto Crash đều sẽ dẫn đến tâm lý FUD (sợ hãi, nghi ngờ, lo lắng) lan rộng ra khắp thị trường một cách nhanh chóng. Đặc biệt hơn, dù bạn là nhà đầu tư lâu năm cũng không tránh trường hợp bị kéo vào tâm lý chung, nghi ngờ quyết định của mình và dẫn đến sai lầm.
Hành động cần thiết nhất khi tham gia thị trường
Tuy chúng ta không thể tránh được tất cả ảnh hưởng từ hiện tượng giảm giá đột ngột của thị trường, nhà đầu tư có thể sử dụng các phương pháp dưới đây để hạn chế được các thiệt hại:
Chuẩn bị về tài chính
- Quản lý nguồn vốn hiệu quả: Tuyệt đối không nên dồn hết tất cả tài sản của mình vào tiền điện tử, mà bạn hãy đầu tư thêm vào các lĩnh vực khác như chứng khoán hay bất động sản.
- Tạo ra một khoản tiền mặt dự phòng hay stablecoin: Điều này giúp trader linh hoạt hơn khi thị trường có xu hướng giảm giá.
Củng cố kiến thức
- Biết cách phân tích kỹ thuật, nắm được cách đọc dữ liệu on-chain và nắm toàn bộ thông tin về dự án mà mình đầu tư.
- Liên tục cập nhật xu hướng thị trường và các thông tin thật chính xác.
Thiết lập mạng lưới hỗ trợ
Nên tham gia vào các nhóm cộng đồng tiền điện tử lớn và uy tín trên các nền tảng mạng xã hội như Telegram, Discord để nắm bắt thông tin mới nhất và có được nhiều kinh nghiệm đầu tư.
Chấp nhận rủi ro và cơ hội
Hiện tượng Crypto Crash vừa có thể là cơ hội vừa là rủi ro, vì thế bạn nên có được tâm lý chấp nhận để sẵn sàng giải quyết. Không bất kỳ nhà đầu tư nào có thể tránh được Crypto Crash nhưng bạn có thể giảm được các tác động xấu, từ đó nắm bắt cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận. Nên chuẩn bị cho mình một tâm lý vững chắc và lên kế hoạch cụ thể, kiên định với lựa chọn vào những thời điểm quan trọng.
Hướng dẫn cách bảo vệ tài sản của nhà đầu tư
Điều mà các nhà đầu tư quan tâm khi thị trường xuất hiện Crypto Crash đó là làm sao để bảo vệ được khoản đầu tư của mình. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
- Làm đa dạng hóa danh mục đầu tư: Việc đầu tư duy nhất vào một tài sản sẽ làm cho rủi ro thất bại càng lớn. Vì thế, hãy phân bổ vốn đầu tư một cách hợp lý vào nhiều tài sản khác nhau. Tham khảo qua các loại tiền mã hóa khác nhau và hình thức đầu tư khác trên thị trường.
- Không nên đầu tư nhiều hơn số tiền nằm trong khả năng chịu đựng của bạn: Chúng tôi cũng đã nhắc nhiều ở phía trên rằng thị trường crypto là nơi xảy ra nhiều biến động và rủi ro, không có bất kỳ quy luật cố định nào cho chúng. Vậy nên, nên đầu tư khoản vốn trong khả năng chấp nhận lỗ của mình.
- Trung bình chi phí (DCA): Chiến lược đầu tư này sẽ giúp bạn mang đến hiệu quả cao. Để hiểu dễ hơn, một nhà đầu tư sẽ thường xuyên đầu tư vốn cố định của mình vào một tài sản hàng tháng, giúp khoản đầu tư mở rộng theo thời gian. Dù cho thị trường có biến động xảy ra, khoản đầu tư được tiến hành thường xuyên sẽ giúp bạn giảm đi chi phí mua hàng trung bình so với việc mua một lần với mức giá cao.
- HODL: Đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tiền điện tử, ban đầu xuất phát từ việc đánh máy lỗi, được viết đầy đủ là “hold on for the dear life”. Thuật ngữ này sử dụng khi thị trường có biến động và khuyến khích các nhà đầu tư nên giữ lại tài sản của mình thay vì bán tháo. Dù thị trường đang giảm nhưng nó sẽ được tăng trưởng trở lại, được thấy rõ nhất qua những làn sóng lớn về BTC.
Dù không có cách nào toàn vẹn nào để trader có bảo vệ được tài khoản của mình khi rơi vào biến động, tuy nhiên các phương pháp trên cũng giúp bạn tránh được các thiệt hại nặng nề.
Một số ví dụ cụ thể về Crypto Crash trong vài năm gần đây
Thị trường crypto luôn biến động mạnh mẽ và những cú sập lớn không phải là điều hiếm gặp. Nhưng bạn có biết một số sự kiện nổi bật đã làm rung chuyển cả thị trường trong vài năm qua chưa? Cùng điểm qua những ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn về tác động của chúng nhé!
Từ năm 2017 đến 2018:
- Khi đó, thị trường Crypto tạo ra một đợt “bubble” (bong bóng), vào năm 2017 giá BTC tăng mạnh lên đến 20.000 USD.
- Thế nhưng, sau đó giá trị của BTC cùng với nhiều tiền mã hóa khác lại giảm sâu vào năm 2018.
Vào tháng 5 năm 2021:
- Thị trường đối mặt với lần sụp đổ mạnh, khi các đồng coin giảm sâu như MTC và ETH. Điều này xảy ra khi Trung Quốc siết chặt quy định về crypto, cụ thể là hoạt động khai thác và giao dịch tiền mã hóa.
- Thông báo từ Elon Musk về Tesla tạm ngừng chấp nhận đồng BTC làm hình thức thanh toán cũng tác động đến việc suy giảm giá trị của tài sản.
Năm 2022 – 2024:
- Vào tháng 5/2022, đồng stablecoin TerraUSD (UST) mất giá trị neo với USD, kéo theo sự sụp đổ của đồng LUNA. Sự kiện này gây ra hiệu ứng domino, ảnh hưởng đến nhiều công ty và quỹ đầu tư liên quan.
- Tháng 7/2022, công ty cho vay tiền điện tử Celsius Network nộp đơn xin phá sản sau khi tạm dừng cho phép khách hàng rút và chuyển tiền, gây lo ngại về tính an toàn của các nền tảng cho vay trong lĩnh vực này.
- Tháng 8/2024, giá Bitcoin giảm từ 61.000 USD xuống dưới 50.000 USD trong vòng 12 giờ, trong khi Ethereum giảm 16%, giao dịch quanh ngưỡng 2.300 USD. Sự kiện này cho thấy tính biến động cao của thị trường tiền điện tử.
Những dự báo trong tương lai về Crypto Crash
Trong năm 2024, thị trường tiền điện tử đã trải qua nhiều biến động đáng kể, với những sự kiện quan trọng như việc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chấp thuận các quỹ ETF Bitcoin và Ethereum, cùng với chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, người được biết đến với lập trường ủng hộ tiền điện tử. Những yếu tố này đã thúc đẩy giá Bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 100.000 USD, đạt đỉnh 108.000 USD vào tháng 12.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Citi, tương lai thị trường tiền điện tử năm 2025 sẽ phụ thuộc vào 6 yếu tố chính, bao gồm hoạt động của các quỹ ETF, quy định pháp lý và sự phát triển của stablecoin.
Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng, mặc dù dòng vốn tiếp tục đổ vào các quỹ ETF giao ngay, nhưng triển vọng sau đó không chắc chắn, phụ thuộc vào chính sách kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump và sự biến động của thị trường chứng khoán.
Có thể thấy thị trường tiền mã hóa tiềm ẩn nhiều rủi ro và thay đổi đột ngột, vì thế “Crypto Crash” không phải là điều quá bất ngờ mà nó có thể xảy ra trong chu kỳ của thị trường. Thị trường sẽ có dấu hiệu tích cực khi nhận được sự tin tưởng của khách hàng trên toàn cầu. Thế nhưng, trader cũng nên cẩn thận và chuẩn bị một tâm lý vững về những biến động khi đầu tư tiền điện tử. Từ những đợt Crypto Crash sẽ mang đến các cơ hội và những rủi ro cho trader.
Nội dung trên đã được traderforex cung cấp chi tiết về Crypto Crash và cách giúp bạn tránh được những thiệt hại về tài sản. Đây là hiện tượng được diễn ra thường xuyên trong chu kỳ thị trường crypto, vì thế hãy chấp nhận nó và đưa ra những phương án phù hợp nhé.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.