Bait and Switch là gì? Cách nhận biết Bait and Switch trên thị trường

Bait and Switch là gì? Chiêu trò lừa đảo “Bait and Switch” ngày càng xuất hiện nhiều và trở nên nguy hiểm trong thị trường crypto. Việc nắm vững cách thức vận hành và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường là yếu tố quan trọng để bạn bảo vệ tài sản cá nhân và giảm thiểu rủi ro. Hãy luôn cẩn trọng và trang bị kiến thức để nhận diện các mánh khóe lừa đảo, từ đó đưa ra quyết định đầu tư an toàn và hiệu quả hơn. Đừng để bản thân trở thành mục tiêu, tìm hiểu ngay qua nội dung bài viết dưới đây để bảo vệ tài sản của bạn nhé.

Thông tin cơ bản về Bait and Switch

Nếu bạn đã tìm hiểu đến bài viết này chắc hẳn cũng đang thắc mắc Bait and Switch là gì phải không? Được dịch sang tiếng Việt có nghĩa “nhử và đổi”, đây là một chiêu trò lừa đảo được sử dụng bởi kẻ xấu. Theo đó, họ tiến hành thông qua sự mong muốn của đối tượng nhờ vào kêu gọi, truyền bá các sản phẩm/dịch vụ hay dự án đầu tư tiềm năng (Bait – Mồi nhử). Thế nhưng, họ sẽ chuyển đổi nội dung cũng như điều kiện để sở hữu tiền hoặc số tiền mã hóa của đối tượng đang nhắm đến (Switch – Đổi).

Đối với thị trường tiền điện tử, hoạt động Bait and Switch thường thấy ở nhiều mô hình khác nhau, chẳng hạn như dự án token lừa đảo, NFT “nhử” hay những lần airdrop đầy tiềm năng, điều này gây nên ảnh hưởng nặng nề đến các nhà đầu tư.

Bait and Switch là một trong những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay
Bait and Switch là một trong những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay

Các dấu hiệu nhận biết hoạt động Bait and Switch là gì?

Sau khi đã nắm được Bait-and-Switch là gì, tiếp theo đây traderforex sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về các dấu hiệu giúp phát hiện được lừa đảo “nhử và đổi”. Cụ thể như sau:

Những quảng cáo tích cực để khách hàng tin tưởng

Những dự án đầu tư và các cơ hội có tin tức quá hấp dẫn, đảm bảo khi tham gia sẽ nhận về lợi nhuận khổng lồ, ví dụ như:

  • Khách hàng sẽ kiếm được lợi nhuận 10X, 100X trong vài ngày ngắn ngủi.
  • Tiến hành Staking token với mức lãi APY cao đến 1000%.
  • NFT riêng biệt được lưu hành với mức giá thấp so với thị trường chung rất nhiều.

Những quảng cáo ấy thường không có cơ sở và có thể dễ dàng thấy được đó là chiêu trò lừa đảo.

>> Xem thêm: APY khác gì so với APR? Giải mã sự khác biệt quan trọng trong đầu tư

Thông tin thiếu cụ thể và website qua loa, giả mạo

  • Đội ngũ phát triển dự án không công khai, ẩn danh: Không tiết lộ danh tính hay có bất kỳ thông tin nào về các nền tảng chuyên nghiệp tương tự như Linkedin.
  • Các dự án chưa được kiểm toán bằng hợp đồng thông minh: Chưa tiến hành xác minh từ các tổ chức kiểm toán độc lập, ví dụ như Certik, SlowMist hay PeckShield.
  • Không có tài liệu cụ thể, chính thức: Whitepaper thiếu cụ thể và không cung cấp quá trình phát triển.

Thậm chí, họ có thể dùng đến các website có domain lừa đảo, không phải của họ:

  • Trang web giả mạo: Dùng tên miền không đúng hay giả mạo của các dự án có tầm cỡ. Chẳng hạn như opensea-nft-sale.com (sử dụng tên miền của OpenSea).
  • Những quảng cáo lừa đảo: Dùng mạng xã hội, địa chỉ email hay quảng cáo từ Google để quảng bá và lan truyền những thông tin không sự thật về dự án.

Tạo ra cảm giác cấp bách (FOMO – Fear of Missing Out)

  • Đưa ra hạn mức về thời gian: Trên quảng cáo, chỉ còn 24 giờ để bạn tham gia, áp dụng kiểu đồng hồ đếm ngược để tạo áp lực lên các nhà đầu tư.
  • Hạn mức về số lượng: Đưa ra các thông báo về lượng token hay NFT ít, làm cho nhà đầu tư nôn nóng để mua vào vì sợ bỏ mất cơ hội tốt.
  • Áp dụng nhiều chiến lược lôi kéo: Dùng đến các bình luận và đánh giá ảo trên các nền tảng mạng xã hội hay cộng đồng Telegram nhằm làm tăng mức độ uy tín, điền hình như: “Đây là cơ hội lớn nhất trong năm, tham gia ngay!” hay “Tôi vừa nhận được gấp đôi số tiền trong vòng 2 ngày!”.

>> Xem thêm: Cách hội chứng FOMO khiến bạn ra quyết định sai lầm và làm sao để vượt qua

Cách thức vận hành của Bait and Switch Scam trên thị trường tiền điện tử

Mô hình Bait and Switch Scam trên thị trường tiền mã hóa thường được thực hiện dựa trên các bước dưới đây:

Bước 1: Cung cấp mồi nhử béo bở

Bọn tội phạm sẽ tiến hành truyền bá cơ hội đầu tư hấp dẫn hay sản phẩm tốt để nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư hay trader chưa có nhiều kinh nghiệm. Ví dụ điển hình về “mồi như” gồm:

  • Những token mới có lợi nhuận cao: Họ đảm bảo rằng token mới của họ sẽ tăng giá nhanh, ví dụ như “lợi nhuận 10X trong vòng 7 ngày”.
  • NFT độc quyền với mức giá thấp: Tiến hành quảng cáo NFT nằm trong bộ sưu tập hay NFT đặc biệt với mức giá thấp so với thị trường chung.
  • Dự án phi tập trung hay GameFi cam kết sẽ nhận về phần thưởng hấp dẫn: Dự án tuyên truyền các tính năng staking, farming hay các hình thức nhận về lợi nhuận thông qua các trò chơi, lợi nhuận cao hơn bình thường, ví dụ như APY 1000%+ hay “nhận về phần thưởng hấp dẫn khi hoàn tất nhiệm vụ từ hệ thống”.

>> Xem thêm: NFT là gì? Cách token không thể thay thế định hình tương lai sở hữu kỹ thuật số

Bước 2: Thu hút “con mồi” dính bẫy

Sau khi giăng bẫy thành công, bọn tội phạm sẽ áp dụng nhiều chiến thuật đánh vào tâm lý nhà đầu tư để kêu gọi họ tham gia đầu tư.

Quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội: Trên các nền tảng như Twitter, Telegram, Discord hay Facebook, họ thường mạo danh là những nhà đầu tư có sức ảnh hưởng trên thị trường, tạo ra các website giả mạo để lôi kéo nhà đầu tư non dạ.

  • Tạo tâm lý và cảm giác cấp bách (FOMO – Fear of Missing Out)
  • Thu hút qua cộng đồng tiền điện tử.
Tin nhắn scam được gửi đến các nhà đầu tư thông qua Discord và các nền tảng khác
Tin nhắn scam được gửi đến các nhà đầu tư thông qua Discord và các nền tảng khác

Bước 3: Đổi mồi (Switch)

Khi các nhà đầu tư đã rơi vào bẫy và tiến hành đầu tư, bọn tội phạm sẽ thực hiện giai đoạn “đổi mồi” thông qua việc chuyển đổi các yêu cầu ban đầu hay thực hiện hoạt động gian lận trực tiếp. Dưới đây là các cách đổi mồi thông dụng nhất:

Hỗ trợ các sản phẩm hay token có giá trị thấp:

  • Khi nhận được tiền của khách hàng, những tội phạm gửi token không giá trị hay NFT giả mạo.
  • Những token mà họ cung cấp không thể trading hay bị khóa trong ví mà không thể rút ra.

Khóa tài sản của các nhà đầu tư:

  • Đối với các dự án DeFi hay Staking, bọn tội phạm sẽ yêu cầu khách hàng nạp tiền hay token vào hợp đồng thông minh mầ không được kiểm tra (audit).
  • Tiếp theo, kẻ gian sẽ điều chỉnh lại hợp đồng thông minh để chuyển tất cả tài sản về ví riêng của bản thân.

>> Xem thêm: Staking là gì? Những điều cần biết để đầu tư hiệu quả trong thị trường crypto

Biến mất tâm tích:

  • Đối với các vụ rug pull, họ sẽ rút hết thanh khoản của token từ các sàn môi giới và tạm dừng tất cả hoạt động của dự án đó.
  • Đối với một số trường hợp, website, nhóm chát và các tài khoản mạng xã hội của các dự án đều xóa sạch, mọi người không thể tìm thấy tiền của họ được nữa.

Dịch vụ hay các sản phẩm không có thực:

  • Các dự án của kẻ lừa đảo chỉ tồn tại ở hình thức quảng cáo, không có những sản phẩm ấy trên thực tế.
  • Các nhà đầu tư sẽ nhận thấy điều bất thường sau khi không có được lợi ích như lúc quảng cáo.

Một vài trường hợp Bait and Switch Scam trong tiền mã hóa

Bait and Switch Scam đang trở thành một trong những hình thức lừa đảo tinh vi trong lĩnh vực tiền mã hóa. Kẻ xấu thường thu hút nạn nhân bằng các lời hứa hấp dẫn, sau đó thay đổi điều kiện hoặc chiếm đoạt tài sản một cách bất ngờ. Hãy cùng khám phá một vài trường hợp thực tế để hiểu rõ hơn về chiêu thức này và cách phòng tránh hiệu quả.

Bitconnect (năm 2017): Vụ lừa đảo nổi tiếng trên thị trường tiền mã hóa

Giai đoạn Bait

Bitconnect quảng bá là một nền tảng cho vay và đầu tư crypto, dùng token BCC (Bitconnect Coin). Dự án mà họ cung cấp cam kết lợi nhuận nhận đến 40% hàng tháng thông qua “robot giao dịch” cùng với đó là các thuận toán đầu tư một cách tự động.

Hình thức lừa đảo

  • Bitconnect nhận được sự quan tâm của khách hàng nhờ vào hệ thống đa cấp (mô hình Ponzi), tại đây trader nhận về hoa hồng cao khi mời thêm được các nhà đầu tư mới.
  • Tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ) được tạo ra từ các lời quảng bá về “đầu tư không có rủi ro”.
Bảng chi tiết lợi nhuận hứa hẹn của Bitconnect dành cho các nhà đầu tư
Bảng chi tiết lợi nhuận hứa hẹn của Bitconnect dành cho các nhà đầu tư

Giai đoạn Switch

Đến đầu năm 2018, sau khi kêu gọi được mức vốn lên đến hàng tỷ đô la Mỹ từ khách hàng trên toàn thế giới, tổ chức này công khai việc dừng các hoạt động của nền tảng. Bởi thông tin này đã làm cho mức giá của BCC giảm sâu từ 400 USD xuống còn 0 USD, các nhà đầu tư đều thua lỗ nặng nề.

Kết quả

  • Các nhà thành lập tổ chức không còn bất kỳ thông tin nào cũng như số tiền mà họ huy động được. Hàng nghìn trader toàn cầu mất trắng tất cả số tiền mà họ đầu tư.
  • Bitconnect là một trong những vụ lừa đảo tầm cỡ trong lịch sử tiền điện tử, ước tính số tiền mất mát lên đến 2 tỷ USD.

Rung Pull trên PancakeSwap: Rút thanh khoản và biến mất

Giai đoạn Bait

Dự án cho ra mắt token mới trên sàn DEX PancakeSwap, đảm bảo lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận về lên đến 10X hay 100X trong thời gian ngắn.

Hình thức lừa đảo

  • Dự án được thiết lập website, Whitepaper giả mạo và đội ngũ phát triển nền tảng không rõ ràng.
  • Token được liên kết trên PancakeSwap với mức giá ban đầu thấp nhằm có được sự quan tâm của khách hàng.
  • Những người này sẽ sử dụng nền tảng mạng xã hội và cộng đồng Telegram để tạo ra FOMO và đảm bảo token của họ sẽ phát triển nhanh chóng.

Giai đoạn Switch

Khi các nhà đầu tư nạp tiền vào token, bọn tội phạm thực hiện rút sạch pool thanh khoản từ sàn giao dịch PancakeSwap. Khi đó, khiến token không thể giao dịch và trở nên mất giá trị.

Kết quả

  • Các nhà đầu tư không thể bán đi token của mình.
  • Những người lừa đảo “bay hơi” cùng với số tiền từ pool thanh khoản.

Trên PancakeSwap có một vụ rug pull nổi tiếng là Squid Game Token (SQUID) năm 2021. Token này nhanh chóng thu hút được lượng lớn nhà đầu tư tham gia, điều này cũng ảnh hưởng bởi bộ phim “Squid Game” hot, sau tăng giá hàng trăm lần, những người sáng lập đã rút hết thanh khoản làm cho mức giá token giảm sâu, cụ thể từ 2.800 USD xuống gần chạm đến 0 USD chỉ trong vài phút mà thôi.

NFT lừa đảo trên OpenSea: Niêm yết NFT giả mạo

Giai đoạn Bait

Những nhà thành lập lừa đảo đã niêm yết NFT giả mạo của một bộ sưu tập có sức hút mạnh mẽ trên sàn NFT như OpenSea, họ tung ra với mức giá thấp so với thị trường chung.

Hình thức lừa đảo

  • Dùng hình ảnh của các bộ sưu tập lớn như Bored Aape Yacht Club (BAYC) hay CryptoPunks để làm giả NFT.
  • Tiến hành niêm yết NFT với giá trị thấp hơn so với thị trường nhằm nhận được sự đầu tư trader, tạo ra cơ hội ảo cho các nhà đầu tư.

Giai đoạn Switch

Sau khi trader mua NFT, họ nhận ra rằng:

  • NFT này là hàng fake trong bộ sưu tập nổi tiếng.
  • NFT được tạo ra dựa trên một smart contract không có sự liên kết nào so với NFT chính hãng, trở thành NFT không giá trị và không thể bán ra thị trường được.

Kết quả

  • Khi đó bạn không thể yêu cầu thu hồi lại tiền hay tìm ra danh tính thật sự của bọn lừa đảo nguyên nhân là do giao dịch trên chuỗi khối không thể hoàn tác được.
  • Họ sẽ ngay lập tư xóa bỏ các dấu vết phạm tội và chuyển đến một nền tảng khác để thực hiện hành vi tương tự.

Bait and Switch là gì đã được trình bày phía trên, tuy chiêu trò này hết sức phổ biến trên thị trường nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư mắc phải và bị lừa. Tuyệt đối không nên tin vào những lời mời gọi hấp dẫn thiếu thực tế và hứa hẹn lợi nhuận cao. Trước khi lựa chọn đầu tư vào một dự án nào đó hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin về tính năng, nguồn gốc,… để đảm bảo có lựa chọn sáng suốt nhất.

Bạn thấy bài viết này hữu ích ?
Bài viết liên quan:
Để lại một bình luận